Nhờ chi tiêu hợp lý, chàng trai 24 tuổi biến 3 triệu thành 5,1 tỷ trong 6 năm
“Hãy chắc chắn rằng bạn đã có tiền tiết kiệm cho bản thân đủ, bởi vì khi bạn đầu tư là đang đặt tiền vào rủi ro”, Obioha Okereke chia sẻ.
- 01-12-20213 triết lý sống của người Nhật giúp bạn chi tiêu một cách khôn ngoan, làm được 1 điều cũng đủ khiến cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn
- 25-11-2021Câu chuyện chi tiêu của đôi vợ chồng trẻ Sài Gòn: 3 lần thay đổi cách quản lý tiền bạc từ tiêu riêng tới tiêu chung mà vẫn chưa ổn
- 24-11-2021Nắm trong tay tiền tỷ nhưng người giàu lại ăn mặc ''nghèo nàn'' như thể chỉ có vài đô la để chi tiêu cho quần áo: Tại sao lại có nghịch lý này?
Obioha Okereke đầu tư 150 đô la (3,4 triệu) đầu tiên khi mới 18 tuổi. Năm nay 24 tuổi và anh là một nhà tư vấn ở Seattle. Nhờ chi tiêu hợp lý, tiết kiệm anh đã có tài sản hơn 150.000 đô la (3,4 tỷ) và các khoản đầu tư trị giá hơn 120.000 đô la (2,7 tỷ). Như vậy Obioha Okereke đang sở hữu khối tài sản là 5,1 tỷ.
Okereke nói: "Khi lớn lên, bố đã nói với tôi rất nhiều về sự quan trọng của đồng tiền. Ông ấy luôn nhấn mạnh rằng vì chúng tôi là người Mỹ gốc Phi và không có nền tảng của cải trong gia đình nên đó là thứ phải cố gắng để kiếm được".
Okereke quyết định con đường dẫn đến sự giàu có của mình sẽ bao gồm việc đóng góp tiền vào các tài khoản đầu tư và tiết chế chi tiêu. Dù vậy, hành trình của anh không thể không có những sai sót. Trong sáu năm qua, anh đã thực hiện một số khoản đầu tư và mua sắm đáng tiếc.
Giờ đây, anh đang cố chia sẻ để giúp những người khác tránh phải sai lầm mà mình đã mắc phải và hướng đến mục tiêu đạt được tự do tài chính. Dưới đây là những mẹo hàng đầu của Obioha Okereke để tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu.
Obioha Okereke đầu tư 150 đô la (3,4 triệu) đầu tiên khi mới 18 tuổi. Năm nay 24 tuổi và là một nhà tư vấn ở Seattle, anh đã có tài sản hơn 150.000 đô la (3,4 tỷ) và các khoản đầu tư trị giá hơn 120.000 đô la (2,7 tỷ).
Tiết kiệm bằng cách tự động hóa
Vào ngày đầu tiên hàng tháng, Okereke tự động chuyển 1.250 đô la (28,3 triệu) vào tài khoản tiết kiệm. Theo anh, điều này nên được ưu tiên trước khi đầu tư. Okereke nói: "Hãy chắc chắn rằng bạn có tiền tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm khẩn cấp bởi vì khi đầu tư, bạn đang đặt tiền vào rủi ro. Hãy chắc chắn rằng nếu thua lỗ, điều đó sẽ không làm thay đổi cách bạn sống hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày". Tự động hóa các khoản tiết kiệm có thể giảm bớt sự cám dỗ phải tiêu số tiền đó ngay khi nó xuất hiện trong tài khoản ngân hàng.
Đầu tư: Bắt đầu càng sớm càng tốt và phải luôn kiên định
Okereke nói: "Để thực sự tận dụng lợi thế của lãi kép và tránh mất tiền vì những sai lầm, hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ, tự nghiên cứu và luôn suy nghĩ dài hạn khi đầu tư. Một số người nghĩ tôi không có đủ tiền để bắt đầu đầu tư. Nhưng đối với bản thân tôi thì khác. Tôi đã bắt đầu với chỉ 150 đô la (3,4 triệu) mà thôi".
Một khi lập kế hoạch, hãy kiên trì thực hiện và đóng góp đúng số tiền đó. Đây là lý do tại sao điều quan trọng trong đầu tư chính là sự bền bỉ. Khi mới bắt đầu đầu tư, Okereke đã mất tiền vào những cổ phiếu của các các công ty bị đã được giới truyền thông đưa tin rộng rãi và có nhiều tiếng vang. Nhưng điều này là không đủ. "Mãi cho đến khi tôi nhận được một kỳ thực tập tại Merrill Lynch, tôi mới thấy tầm quan trọng của việc đầu tư dài hạn là như thế nào".
Ảnh minh họa.
Chi tiêu: Kìm hãm sự yêu thích với những món đồ không cần thiết
Trước khi tiêu tiền, có một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình. Okereke chia sẻ: "Đây là thứ tôi cần hay đây là thứ tôi muốn? Và đây có phải là thứ mà tôi có thể bỏ tiền ra mua không?" Đặt những câu hỏi này có thể giúp bạn học cách trì hoãn sự bộc phát mua sắm và bám sát mục tiêu chi tiêu của mình. Bằng cách trì hoãn sự hài lòng khi mua được món đồ nào bản thân thích, Okereke đặt mình vào vị trí mà trong tương lai, số tiền sẽ có thể làm được nhiều việc hơn.
Okereke thừa nhận không phải lúc nào anh ấy cũng là người giỏi trong việc này. Khi 21 tuổi, anh đã tiết kiệm được 22.000 đô la (498 triệu). Để tự thưởng cho mình, anh đã mua một chiếc xe ô tô cũ Mercedes c300 đời 2009 với giá 11.300 đô la (256 triệu). "Tôi luôn nói với mọi người rằng đó là quyết định tài chính tồi tệ nhất mà tôi từng thực hiện. Đó không phải là thứ mà tôi cần. Đó chỉ là một điều gì đó tốt đẹp và muốn gây ấn tượng với người khác".
Điều đó đã hạn chế khả năng tiết kiệm của Okereke trong khi thực hiện các khoản thanh toán và sửa chữa xe hơi. "Đúng vậy, điều quan trọng là tận hưởng cuộc sống hiện tại và vui vẻ, nhưng vẫn phải đảm bảo tài chính trong tương lai".
Nhịp sống Việt