Nhóm BRICS gồm Trung Quốc và Nga có hàng chục quốc gia xếp hàng chờ gia nhập để giúp “hổ mọc thêm cánh”, tại sao một thành viên trong khối lại đề cao cảnh giác?
Ảnh: Ivcandy / Getty Images
Khả năng trở thành đối trọng phương Tây của BRICS vẫn còn bị nghi ngờ. Đặc biệt là khi khối này chưa thể thống nhất nội bộ vì nỗi lo lợi ích nghiêng về Trung Quốc.
- 05-07-2023Biên bản cuộc họp tháng 6 sắp tiết lộ manh mối trong thông điệp “dừng và tăng” của FED
- 05-07-2023Giới trẻ Mỹ “chê” chứng khoán còn người về hưu sẵn sàng “tất tay” số tiền tiết kiệm cả đời: Gừng càng già càng cay?
- 04-07-2023Cô gái 25 tuổi "đút túi" hơn 200 triệu đồng/tháng nhờ bất động sản, tiền về đều như vắt tranh
Các nhà phân tích cho biết, không phải tất cả các thành viên của khối BRICS đều ủng hộ nỗ lực mở rộng nhóm. Trong đó, Ấn Độ đặc biệt cảnh giác với kế hoạch này, vì họ vẫn còn nghi ngờ khả năng BRICS trở thành đối trọng của các liên minh khu vực khác.
BRICS được thành lập nhằm thúc đẩy hoà bình, an ninh, phát triển và hợp tác giữa các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Các quốc gia thành viên BRICS chiếm 43% dân số thế giới, 26% diện tích đất liền và khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu.
Các thành viên của khối BRICS đang tập trung cho một nghị thượng đỉnh vào tháng 8 tới tại Johannesburg. Trong đó, một số quốc gia đã nộp đơn gia nhập nhóm bao gồm Argentina, Ai Cập, Indonesia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Saudi Arabia, Algeria, Bangladesh và Iran.
Một cuộc họp kéo dài 3 ngày với sự tham dự của các quan chức cấp cao sẽ thảo luận cả về vấn đề mở rộng BRICS trong chương trình nghị sự.
Năm 2022, Trung Quốc cho biết họ muốn khối BRICS cân nhắc kết nạp thành viên mới. Nhưng Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tháng trước cho biết quá trình này cần phải cân nhắc nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí và thủ tục.
Phó giáo sư quan hệ quốc tế Oliver Stuenkel tại trường đại học Fundacao Getulio Vargas ở Brazil cho biết, Ấn Độ rất quan tâm đến vấn đề mở rộng khối. Ông cho biết Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất việc mở rộng, tiếp theo là Nga. Trong khi đó, Ấn Độ và Brazil “có chút cảnh giác về việc bị mất sức ảnh hưởng trong một nhóm lớn hơn”.
Ông Anu Anwar, một thành viên tại Khoa Khoa học và Nghệ thuật của Đại học Harvard cho biết, việc Ấn Độ nghiêng về phương Tây cho thấy nước này là một “ngoại lệ” trong nhóm BRICS. Trong thời gian gần đây, Delhi đã tăng cường hợp tác kinh tế, quốc phòng và công nghệ với Mỹ, Nhật Bản, Australia và Liên minh châu Âu.
Ông Anwar đánh giá rằng BRICS khó có thể nổi lên như một giải pháp thay thế cho G7. “Không thành viên BRICS nào có liên minh quân sự với nhau, và rất khó có khả năng thành lập một liên minh trong tương lai gần”, ông nói. Trong khi đó, một liên minh như vậy là chìa khoá để xây dựng một trật tự thế giới mới.
Günther Maihold, Phó giám đốc Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức cho biết lợi ích của Trung Quốc trong việc mở rộng nhóm và “mở rộng ảnh hưởng” có thể “phản tác dụng”. Vì điều đó có thể khiến các thành viên khác của BRICS phản đối và tạo ra nhiều cạnh tranh nội bộ.
Shirley Ze Yu, một thành viên cấp cao của Trung tâm Ash thuộc trường Harvard Kennedy, cho biết việc BRICS được mở rộng sẽ phản ánh sức mạnh của khối và sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Vì chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 2/3 GDP của BRICS.
“Khi có thêm nhiều thành viên đăng ký khuôn khổ đa phương chung, Trung Quốc sẽ trở thành nước thiết lập quy tắc,” bà Yu nói. Bà lưu ý thêm rằng bất kỳ quốc gia nào nắm giữ vai trò như vậy sẽ có ảnh hưởng to lớn trong những thập kỷ tới.
Tham khảo SCMP
Nhịp Sống Thị Trường