Nhóm công tác thị trường vốn đề xuất tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng lên 35%
Các sự cố môi trường là những vấn đề thế giới nhìn thấy và ảnh hưởng không tốt tới uy tín quốc gia. Cùng đó, tăng tính an toàn cho thị trường chứng khoán, thành lập NĐT có tổ chức là kiến nghị nhóm công tác thị trường vốn tại VBF 2016.
- 01-12-2016Không còn lực đỡ từ quỹ iShare MSCI, khối ngoại tiếp tục “xả hàng” VNM trong phiên đầu tháng 12
- 19-11-2016Mekong Capital thoái hết vốn khỏi PNJ, 9 quỹ ngoại khác mua vào
- 20-09-2016Khi các quỹ đầu tư ngoại nắn lại dòng tiền
- 16-08-2016Quỹ ngoại thắng lớn nửa đầu năm 2016
Chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên năm 2016 đã được tổ chức với chủ đề "Nâng cao vai trò kinh tế tư nhân", đại diện Nhóm công tác Thị trường vốn, ông Dominc Scriven hoan nghênh đề án Tái cơ cấu 2016-2020 với trọng tâm phát triển thành phần tư nhân trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí cả doanh nghiệp vừa và to.
Cùng đó, đại diện quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam cũng ca ngợi việc giảm bội chi ngân sách bằng các biện pháp thị trường hóa; chú trọng phát triển thị trường vốn trong đó thị trường chứng khoán đặt mục tiêu đạt mức vốn hóa năm 2020 dự kiến gấp hơn 2 lần năm 2016.
Ông Dominic cũng tán đồng với ý kiến của bộ trường Nguyễn Chí Dũng phát triển nội lực là yếu tố quyết định.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: "Chính phủ tạo con đường, các doanh nghiệp cần tự bước đi trên đôi chân của mình"
Để phát triển thị trường vốn sâu mạnh và an toàn, theo ông Dominic, Việt Nam cần khẩn trương thành lập các nhà đầu tư tổ chức trong nước thay vì việc NĐTNN đang chiếm tỷ trọng lớn hiện nay, thêm biện pháp để tăng an toàn trên thị trường chứng khoán và các chính sách và hành động cần thiết để bảo vệ môi trường.
Lý do khiến ông Dominic cho rằng cần sớm có những nhà đầu tư có tổ chức - những nhà cung cấp sản phẩm đầu tư an toàn cho NĐT Việt Nam- được đưa ra là bởi thiếu các nhà đầu tư tổ chức sẽ khó cho doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có nguồn huy động vốn dễ dự báo. Không chỉ có lợi cho DNNY, việc phát triển các NĐT có tổ chức sẽ biến nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ ngắn hạn thành dài hạn. Cùng đó, các NĐT tổ chức là người mua trái phiếu Chính phủ.
Về quỹ hưu trí tự nguyện, nhóm công tác thị trường vốn cho rằng chính sách ưu đãi thuế hiện nay chưa phù hợp để tạo được động lực và hấp dẫn để người lao động và người sử dụng lao động tham gia quỹ hưu trí tự nguyện.
Nhóm kiến nghị Chính phủ nâng tỷ lệ khấu trừ đối với quỹ hưu trí tự nguyện từ 1 triệu đồng/ người lên 3 triệu đồng/người.
Thứ hai, theo ông Dominic, thị trường vốn cần tăng tính an toàn. Tại những thị trường mới nổi như Việt Nam, các vấn đề xung đột quyền lợi, gian lận,… là khó tránh khỏi. Giá trị doanh nghiệp bị định giá thấp hơn so với khu vực, hay việc chỉ có 1,5 triệu tài khoản chứng khoán đang giao dịch sau 20 năm thành lập thị trường chứng khoán cũng xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam thiếu uy tín thị trường.
Ông Dominic cho rằng tình trạng này đến từ việc các vi phạm hiện đang được xử lý bằng biện pháp hành chính. “Mức phạt trên TTCK Việt Nam mới đây dù tăng nhưng vẫn không phải con số thuyết phục nếu so với các ngân hàng bị phạt hàng trăm triệu USD trong các năm vừa rồi.”, đại diện Nhóm công tác Thị trường vốn chỉ ra.
Để giải quyết vấn đề này, theo ông Dominic, Chính phủ cần tăng quyền hạn của UBCK và có thể thành lập liên bộ để giải quyết vấn đề này.
Vấn đề thứ ba đối với thị trường vốn về môi trường. Theo ông Dominic, các sự cố lớn tại miền Trung, sông Mê Kông, buôn bán động vật hoang dã là những vấn đề thế giới nhìn thấy và ảnh hưởng không tốt tới uy tín quốc gia.
Hé lộ thông tin bất ngờ và không mấy vui, ông Dominic cho biết vừa rồi NĐT lớn nhất của Dragon Capital đã rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam vì sự cố môi trường.
Mặc dù theo cách nhìn từ chính sách vĩ mô Việt Nam đã có thị trường vốn nhưng theo đánh giá của nhóm công tác, thị trường vốn hiện nay chưa vận hành một cách hiệu quả, vốn huy động từ thị trường này rất nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp.
Đại diện Nhóm công tác thị trường vốn, ông Terence Mahony đề xuất Việt Nam cần làm rõ và tạo một môi trường thuận lợi cho việc tăng sở hữu nước ngoài. Dù Nghị định 60 được ban hành nhưng tác động còn rất hạn chế.
Các biện pháp được nhóm đề xuất tới Chính phủ bao gồm việc phải phân định rõ đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán theo hướng quy định cụ thể Luật Đầu tư không áp dụng đối với các công ty đại chúng và quỹ đầu tư đại chúng. Cùng đó, Nhóm kiến nghị Việt Nam đối xử với các công ty đại chúng và quỹ đầu tư đại chúng như nhà đầu tư trong nước không kể tỷ lệ sở hữu nước ngoài là bao nhiêu, trừ Luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế có quy định cụ thể và cho phép room ngoại tăng lên 100% trừ Luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế có quy định cụ thể và rõ ràng.
Đáng chú ý, nhóm cũng nêu lên kiến nghị tăng sở hữu nước ngoài đối với lĩnh vực ngân hàng cho phép NĐTNN sở hữu 35% đối với các ngân hàng TMCP và 100% đối với ngân hàng bị NHNN mua lại giá 0 đồng.
Cùng với đề xuất về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, Nhóm cũng kiến nghị Chính phủ cụ thể hóa lộ trình cổ phần hóa và buộc các công ty đã cổ phần hóa tuân thủ thời hạn niêm yết; tăng mức phạt đối với vi phạm quy định về quản trị doanh nghiệp của công ty đại chúng.
Người đồng hành