MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhóm quỹ Dragon Capital giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu FPT Retail (FRT)

Cổ phiếu FRT hồi phục khá tốt trong thời gian gần đây. Từ vùng giá 10.000 đồng/cp vào cuối tháng 3, tới nay FRT đã lên trên 20.000 đồng/cp. Tuy vậy, mức giá này vẫn đang thấp hơn nhiều so với giai đoạn mới lên sàn chứng khoán vào tháng 4/2018 (giá điều chỉnh khoảng 80.000 đồng/cp).

Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), các quỹ do Dragon Capital quản lý vừa bán ra gần 927 nghìn cổ phiếu FPT Retail (Mã CK: FRT), qua đó giảm số lượng sở hữu xuống còn 11 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 13,9364%.

Các giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu được thực hiện trong 2 ngày 15/5 và 18/5. Trước giao dịch này, nhóm Dragon Capital nắm giữ 11,93 triệu cổ phiếu FRT, tương ứng tỷ lệ 15,11%.

Được biết, nhóm Dragon Capital từng nắm giữ 20% cổ phần FPT Retail vào năm 2017 khi doanh nghiệp này chưa lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, kể từ khi lên sàn vào năm 2018, Dragon Capital cùng một nhà đầu tư lớn khác là VinaCapital đã không ít lần bán ra hạ tỷ trọng nắm giữ.

Cổ phiếu FRT hồi phục khá tốt trong thời gian gần đây. Từ vùng giá 10.000 đồng/cp vào cuối tháng 3, tới nay FRT đã lên trên 20.000 đồng/cp. Tuy vậy, mức giá này vẫn đang thấp hơn nhiều so với giai đoạn mới lên sàn chứng khoán vào tháng 4/2018 (giá điều chỉnh khoảng 80.000 đồng/cp).

Nhóm quỹ Dragon Capital giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu FPT Retail (FRT) - Ảnh 1.

Biến động cổ phiếu FRT từ khi lên sàn chứng khoán tới nay

Diễn biến kém khả quan của cổ phiếu FRT đến từ hoạt động kinh doanh không mấy tích cực trong những năm qua khi mảng kinh doanh điện thoại, máy tính dần bão hòa, trong khi các mảng kinh doanh mới như dược phẩm, mỹ phẩm chưa mang lại nhiều kết quả.

Trong năm 2019, lợi nhuận trước thuế FPT Retail chỉ đạt 278 tỷ đồng, giảm 36% so với năm trước. Sang năm 2020, FPT Retail tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh sụt giảm với doanh thu 15.320 tỷ đồng (giảm 8%) và lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng (giảm 21%).

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên