MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhựa Pha Lê công bố danh sách 5 nhà đầu tư mua 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 10.000 đồng/cp

Nhựa Pha Lê công bố danh sách 5 nhà đầu tư mua 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 10.000 đồng/cp

Doanh nghiệp huy động vốn để trả nợ vay và bổ sung vốn lưu động.

Công ty cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê ( HoSE: PLP ) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua danh sách 5 nhà đầu tư mua 10 cổ phiếu phát hành riêng lẻ giá 10.000 đồng/cp.

Theo đó, 4 nhà đầu tư sẽ mua 6,7 triệu cổ phiếu và 1 tổ chức là Công ty cổ phần thương mại Nhựa Hà Nội mua 3,3 triệu đơn vị.

Nhựa Pha Lê công bố danh sách 5 nhà đầu tư mua 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 10.000 đồng/cp - Ảnh 1.

Nguồn: PLP

Công ty dự thu 100 tỷ đồng để thanh toán nợ vay (70 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động 30 tỷ đồng, thời điểm giải ngân trong quý II – III năm nay. Trong trường hợp không phân phối hết số lượng cổ phiếu chào bán, HĐQT sẽ huy động vốn vay ngân hàng, tổ chức tài chính, phát hành trái phiếu… để bù đắp.

Cổ phiếu PLP hiện giao dịch vùng 8.700 đồng/cp, tăng 32% trong vòng 2 tháng nhưng vẫn giảm 53% tính từ vùng giá tháng 3.

Nhựa Pha Lê công bố danh sách 5 nhà đầu tư mua 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 10.000 đồng/cp - Ảnh 2.

Nguồn: TradingView

Nhựa Pha Lê là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm tinh chế từ đá CaCO3 như bột CaCO3, hạt độn nhựa, ván sàn SPC… ứng dụng trong ngành nhựa. Nửa đầu năm, công ty báo cáo doanh thu hợp nhất đạt 1.613 tỷ đồng, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 21,5 tỷ đồng; lần lượt tăng 76% và tương đương cùng kỳ năm trước. Riêng công ty mẹ, doanh thu tăng 26% đạt 1.150 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm phân nửa xuống 11,7 tỷ đồng.

Nhựa Pha Lê cho biết trong quý I, doanh thu công ty mẹ giảm do Trung Quốc duy trì chính sách zero Covid khiến cho tình trạng nhập nguyên vật liệu bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến quý II, doanh thu tăng mạnh nhờ tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, doanh thu xuất khẩu gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận giảm do công ty chuyển sang hình thức giao hàng từ FOB (chỉ chịu chi phí đến cảng) sang CIF (chịu chi phí đến đích) khiến chi phí bán hàng tăng cao. Ngoài ra, giá nhựa tăng đột biến do ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraine trong quý I khiến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng cao. Trong quý II, công ty phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư khiến lợi nhuận giảm.

Theo Tường Như

Người Đồng Hành

Trở lên trên