Những chiếc chai nhựa "đẹp hơn hàng châu Âu" từ rác thải Việt Nam và cuộc chinh phục ngành tỷ đô của DUYTAN Recycling
Một sự thật ít người biết, chai nhựa tái chế ở Việt Nam còn đẹp hơn cả ở Mỹ, bởi chúng được tái chế ở những nước đầu, trong khi ở Mỹ, vì tái chế nhiều lần, nhựa chuyển màu nâu hoặc đen.
- 29-11-2024Tham gia nhóm xin việc lên đến 1.000 thành viên, người đàn ông bị thao túng chuyển khoản 500 triệu đồng: “Vừa mất tiền, tôi còn mang nợ”
- 27-11-2024Có thể bạn chưa biết: Đến tận năm 2033, người Việt mới lại có ngày 30 Tết, lý do là gì?
- 26-11-2024Sau khi điện thoại mất sóng, người đàn ông bị trừ hết 450 triệu đồng trong 2 tài khoản: Ngân hàng khẳng định lỗi do người dùng
NGÀNH CÔNG NGHIỆP XANH TỶ ĐÔ CỦA VIỆT NAM VÀ NGƯỜI TIÊN PHONG DUYTAN RECYCLING
Theo số liệu từ Báo cáo Nhân rộng sáng kiến cho tuần hoàn nhựa với đầu tư vào ASEAN của Worldbank hồi tháng 6/2024, mỗi năm Việt Nam đang lãng phí khoảng 2,9 tỷ USD do thất thoát 75% giá trị vật liệu nhựa vì không thu gom, tái chế và xử lý đúng cách. Trong khi nước ta tiêu thụ 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP, thì mới chỉ có 1,28 triệu tấn (33%) được tái chế.
Ước tính việc tái chế 1 tấn nhựa sẽ giúp tiết kiệm 3,8 thùng dầu thô, tạo ra những lợi ích kinh tế-môi trường đáng kể. Vì thế, nhu cầu sử dụng nhựa tái chế đang tăng cao trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường nhựa tái chế toàn cầu được định giá 46,09 tỷ USD vào năm 2021 và sẽ tiếp tục tăng trưởng nóng trong tương lai.
Điều này cho thấy tiềm năng sinh lời trong ngành tái chế nhựa. Chẳng hạn tại Ấn Độ, theo Hiệp hội bao bì PET vì môi trường sạch (PACE) và Phòng thí nghiệm Hóa học Quốc gia (NCL), chỉ riêng ngành nhựa PET tái chế đã trị giá khoảng 400-550 triệu USD. Sản xuất và xuất khẩu nhựa tái chế đang trở thành dòng chảy thu hút rất nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương tham gia - theo Mode Intelligent.
Trước những cơ hội lớn, Việt Nam cũng đang thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa tái chế phát triển thông qua khung pháp lý khá toàn diện về quản lý chất thải rắn, quản lý phế liệu nhựa nhập khẩu, giảm thiểu rác đại dương, đặc biệt là cơ chế bắt buộc về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố danh sách các nhà tái chế đạt tiêu chuẩn thực hiện chính sách EPR và trong đó có DUYTAN Recycling.
Theo ông Lê Anh (Giám đốc Phát triển bền vững DUYTAN Recycling), thị trường xuất khẩu của công ty đã mở rộng tới 12 quốc gia khắp thế giới, cung ứng hơn 40.000 tấn hạt nhựa. “ Hàng nghìn container nối nhau rời cảng nhưng chưa có một chuyến hàng nào trúc trắc. Nhựa tái chế của chúng tôi đã đạt 15 chứng nhận khác nhau của thế giới về tiêu chuẩn nhựa cho ngành thực phẩm. Chúng tôi cũng là đối tác cung cấp bao bì nhựa tái chế cho nhiều thương hiệu toàn cầu. Đây là quy trình ngược so với quy trình nhập khẩu và sản xuất bao bì nhựa từ trước tới nay ”.
Chuyển dịch từ nhựa nguyên sinh sang nhựa tái chế là một bước ngoặt lớn của DUYTAN, giúp doanh nghiệp đón đúng làn sóng phát triển trên toàn cầu. Ông Lê Anh cho biết, công nghệ tái chế "từ chai đến chai" (bottle to bottle) đến từ châu Âu đã giúp DUYTAN Recycling tạo ra thành phẩm chất lượng cao, được các nhãn hàng toàn cầu tin dùng. Trong làn sóng “làm tổ đón đại bàng”, rất nhiều FDI lớn khi đến thăm Việt Nam đã chọn gặp DUYTAN.
Ví dụ, chủ tịch Tập đoàn Unilever qua Việt Nam, họ mời gặp có 2 doanh nghiệp nước ta, trong đó có DUYTAN Recycling. Hay một quan chức rất lớn của Hoa Kỳ hẹn gặp có 3 công ty Việt Nam và trong đó có DUYTAN Recycling.
" Chúng tôi có mặt không phải vì là công ty lớn nhất mà vì chúng tôi là đơn vị xanh, có đóng góp thực tế cho môi trường…
Có một vị chủ tịch công ty FMCG lớn hàng đầu thế giới và trước nay chưa dùng sản phẩm của chúng tôi đã tới thăm trực tiếp nhà máy. Sau đó, ông vỗ vai tôi, nói: Cố gắng lên, chắc chắn chúng tôi sẽ giúp tăng sản lượng DUYTAN Recycling lên rất nhiều, gấp vài lần hiện tại”, ông Lê Anh nói.
Nói về lý do khiến nhiều công ty lớn trên thế giới “mê đắm” nhựa tái chế của DUYTAN Recycling, ông Lê Anh tiết lộ, chai nhựa ở phương Tây được tái chế rất nhiều lần. Chẳng hạn, ở Na Uy, chúng được tái chế tới 50 lần. Mặc dù không ảnh hưởng chất lượng, nhưng khi qua nhiều vòng đời, nhựa thậm chí bị chuyển màu nâu hoặc đen.
Trong khi đó nhựa ở Việt Nam nhìn chung được tái chế ở các nước đầu và với công nghệ hiện đại, giữ được độ trong và đẹp. Bên cạnh đó, giá nhựa tái chế của Việt Nam rất cạnh tranh. Tuy vẫn cao hơn khoảng 35% so với nhựa nguyên sinh nhưng đây là mức thấp hơn trung bình thế giới bởi tại nhiều nước, nhựa tái chế cao hơn nhựa nguyên sinh từ 40-45%.
“DOANH NGHIỆP VIỆT RẤT ƯU TIÊN DÙNG NHỰA TÁI CHẾ NHƯNG LẠI KHÔNG DÁM CÔNG KHAI VỚI KHÁCH HÀNG”
Với kinh phí đầu tư lớn để nhận chuyển giao công nghệ tái chế nhựa từ Áo, nhà máy của DUYTAN Recycling đã đạt 23 chứng nhận về chất lượng như chứng nhận của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), các chứng nhận ISO.
Khi nhắc đến nhựa tái chế, nhiều người lo quá trình sản xuất sẽ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, điều này đã được DUYTAN chứng minh là quan niệm sai lần khi nhà máy đạt 3 không: Không rác thải - nước thải - khí thải.
Doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, 80% nước thải được tái sử dụng và đưa vào quá trình sản xuất theo kiểu tuần hoàn nước nhờ hệ thống xử lý nước thải công suất lên đến 900 m3/ngày đêm. 20% nước còn lại sau khi xử lý sẽ được dùng để bài trí cảnh quan, dễ thấy như hồ cá koi rất đẹp nằm ngay kế bên khu xử lý nước thải.
Khí thải cũng được xử lý bằng những công nghệ tiên tiến bậc nhất. Còn đối với những phế liệu nhựa không đáp ứng tiêu chuẩn để đưa vào dây chuyền “chai ra chai - bottle to bottle”, DUYTAN Recycling sử dụng làm đầu vào cho những loại nhựa tái sinh có chất lượng thấp hơn như pallet đóng hàng hay sợi vải nhựa, hoặc chuyển giao cho các đơn vị chuyên trách theo hướng chọn lọc kỹ.
Xét về quá trình sản xuất, kinh doanh hay chất lượng thành phẩm… DUYTAN Recycling luôn hướng tới bảo vệ môi trường và người tiêu dùng.
“ Nhưng xã hội vẫn còn những định kiến. Vì thế, có khoảng 80% khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam không dám công khai thông tin hàm lượng nhựa tái chế trên bao bì. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt rất yêu môi trường và cũng muốn đóng góp thông qua việc chi tiền nhiều hơn để sử dụng nhựa tái chế. Nhưng vì lo ngại định kiến từ cộng đồng, họ không dám nói thẳng. Chỉ có khoảng 20% khách hàng cởi mở trước chuyện này ”, ông Lê Anh chia sẻ.
Nói về tương lai của nhựa tái chế, ông Lê Anh bày tỏ sự tự tin vì đây là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Chẳng hạn, năm 1991, Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên đánh thuế trên các nguồn năng lượng hóa thạch. Sau nhiều năm liền đi đầu về tái chế, hiện nay, Thụy Điển thậm chí phải nhập khẩu rác từ những nước khác để các nhà máy tái chế trong nước có thể tiếp tục hoạt động.
“ Những năm qua, chúng tôi đã đi khắp nơi trên thế giới để nói chuyện về nhựa tái chế của DUYTAN Recycling ”.
Theo ông Lê Anh, trên thế giới, không nhiều đơn vị làm được như DUYTAN, nếu đếm chắc chỉ mấy chục doanh nghiệp. Vì thế, sự phát triển của công ty đồng thời cũng là niềm tự hào lớn, giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
“ Càng tái chế nhựa nhiều và làm tốt công việc của mình thì đó chính là đóng góp lớn mà chúng tôi có thể góp phần giúp Việt Nam tuần hoàn kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững trong khi vẫn bảo vệ môi trường” .
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
- Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
- Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:
PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.
Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.
Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực
Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok
Gala trao giải Human Act Prize 2024 diễn ra ngày 14/12 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ vinh danh các dự án, ý tưởng xuất sắc, những hành động vì cộng đồng đã và đang truyền cảm hứng cống hiến, dấn thân vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Human Act Prize 2024
Xem tất cả >>- Ekip Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly “Chúng tôi chỉ kể lại những câu chuyện về sự tử tế và lòng nhân ái
- Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiềm năng lớn từ những... câu lạc bộ nhỏ
- "Người lái đò” nhiệt tâm, hết mình vì học trò vùng cao Điện Biên
- IT hòa nhập toàn diện cho người yếu thế: Người viết tiếp “hành trình Nghị Lực Sống” của cố Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng
- Thanh Hóa: Hiệu quả từ một chương trình phát triển nông thôn bền vững