Những con số ấn tượng về chuyển đổi số Việt Nam năm 2020
19 đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội toàn thế giới, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt và tận dụng cơ hội để bứt phá, đẩy mạnh thực hiện Chuyển đổi số quốc gia.
- 13-02-2021Nikkei Asia: 'Ông lớn' công nghệ Hàn Quốc chính thức xác nhận tiếp tục bơm vốn vào Việt Nam
Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT&TT, ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 là phổ cập toàn diện nhận thức về chuyển đổi số cho xã hội. Trong đại dịch Covid-19, mức độ quan tâm, tìm hiểu về Chuyển đổi số cũng đã tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2020.
Điều này được thể hiện ở việc toàn dân tham gia chống dịch Covid-19. Thống kê cho thấy, 23 triệu người dân đã dùng ứng dụng công nghệ để chống dịch. Đây sẽ là lực lượng công dân số nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa chuyển đổi số cho toàn xã hội.
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt
Với lĩnh vực Y tế, Việt Nam đã triển khai hơn 1.500 điểm khám chữa bệnh từ xa được kết nối, triển khai phần mềm quản lý cơ sở y tế phủ khắp 12.000 trạm y tế. Nếu không có khám chữa bệnh từ xa, việc chuyển tuyến mất 6 giờ và người bệnh có thể tử vong. |
Trong lĩnh vực giáo dục, cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT đã có thông tin của 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19, cao hơn mức trung bình của các nước là 67,15%.
Các nền tảng giáo dục và hội họp trực tuyến đã được phổ biến rộng khắp tại Việt Nam trong năm 2020. |
Việt Nam cũng đã thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp xã. Đây là mô hình thí điểm rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến người dân. Kết quả cho thấy, các nền tảng công nghệ đều đã sẵn sàng, rất rẻ, thậm chí miễn phí, quan trọng là chúng ta phải tìm được bài toán đúng để áp dụng công nghệ giải quyết, ông Đỗ Công Anh nói. |
Năm 2020 cũng là năm có nhiều nền tảng quan trọng phục vụ Chuyển đổi số được hình thành. Theo thống kê của Cục Tin học hóa, đã có 38 Nền tảng chuyển đổi số Make in Việt Nam được ra mắt trong năm 2020 ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục, du lịch, thương mại,….
Nhiều nền tảng trong số này đã được đánh giá cao bởi hội đồng giám khảo giải thưởng Make in Việt Nam, Viet Solutions,… Đây là sẽ là các nền tảng quan trọng phục vụ cho Chính phủ số.
Giải thưởng Viet Solution tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia được Bộ TT&TT tổ chức. Ảnh: Trọng Đạt |
Để giải quyết vấn đề một số bộ, ngành, địa phương gặp phải khi triển khai chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã ban hành Cẩm nang Chuyển đổi số, xây dựng Nghị quyết mẫu, Chiến lược mẫu để hướng dẫn các địa phương. Bộ TT&TT đã xây dựng danh mục các nền tảng Make in Việt Nam, duy trì ngày Thứ sáu công nghệ để liên tục giới thiệu/ra mắt các nền tảng. |
Theo đại diện Cục Tin học hóa, chuyển đổi số phải bắt đầu từ chính nỗi đau, từ các vấn đề nhức nhối mà các ngành, lĩnh vực ở bộ, địa phương gặp phải. Nếu đang gặp khó khăn, khi tiến hành chuyển đổi số sẽ thấy được hiệu quả ngay.
Muốn hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước, Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thực hiện công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn, toàn diện hơn. Năm 2021, Bộ TT&TT xác định phải tăng tốc thực hiện chuyển đổi số trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi tổ chức, doanh nghiệp và từng địa phương.
Trong năm tới, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của chính phủ điện tử, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để chuyển sang xây dựng Chính phủ số. Hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên phạm vi toàn quốc 2 CSDL quốc gia lớn là dân cư và đất đai.
Việt Nam sẽ tích cực chuyển đổi số rộng khắp hơn nữa trong năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số. Chương trình này sẽ thường xuyên đánh giá hiệu quả, khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để liên tục điều chỉnh, đáp ứng mục tiêu đề ra. Đây cũng là năm Việt Nam thực hiện các sáng kiến mở để phát triển và làm chủ công nghệ số đã được đặt ra trong Diễn đàn Vietnam Open Summit 2020. |
Mỗi lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia sẽ xác định ra những nền tảng quan trọng để xây dựng và triển khai trên toàn quốc. Những nền tảng cốt lõi phục vụ kinh tế số, xã hội số cũng cần phải được tiếp tục hoàn thành. Đó là nền tảng định danh số trên thiết bị di động, nền tảng thương mại điện tử, logistic, nền tảng thanh toán trên di động mobile money.
Chỉ khi mỗi người dân sẽ được định danh, xác thực thông qua thiết bị di động, thanh toán được thông qua tài khoản di động, mua và bán hàng trên mạng, cuộc sống của người dân Việt Nam lên môi trường số sẽ nhanh và an toàn hơn. Đây cũng là việc làm cụ thể nhất để giúp người dân ở các vùng nông thôn, miền núi thoát nghèo.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, trong năm 2021, mỗi xã sẽ phổ cập 1 dịch vụ số cho người dân. Chỉ khi thấy việc khám bệnh qua mạng tiện lợi hơn, bán hàng qua mạng thu được nhiều lợi nhuận hơn, người dân sẽ tự tìm tòi để sử dụng, khám phá thêm các dịch vụ số khác. Đây sẽ là cách thức phổ cập dịch vụ số cho người dân trong thời gian tới.
Ictnews