Những 'đại kỵ' khi ăn ngao, trai, hến không phải ai cũng biết
Trai, ngao, hến là những thực phẩm ngon miệng, giàu chất dinh dưỡng. Thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt bởi có những người mang bệnh 'đại kỵ' với những thực phẩm này.
- 18-07-2020Ăn khoai lang như "uống thang thuốc bổ" nhưng lại đại kỵ với 4 món này, tuyệt đối đừng kết hợp mà "rước" bệnh
- 03-07-2020Những thực phẩm đại kỵ với cần tây, nhiều người không biết vẫn làm hoặc mua uống ngon lành
- 20-05-2020Đọc Thủy Hử, ghi nhớ 4 điều đại kỵ ai cũng nên tránh để không thiệt thân: sợ, vội, ngạo, giảo
Cùng với trai, hến, ngao là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.
Trong ngao, hến có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi, ngao còn giúp tăng cường sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật. Ngao còn có chứa nhiều protein hơn hàu và lượng chất béo tương đương thịt gà.
Tuy nhiên, trong trai, ngao, hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp). Ăn phải ngao, trai, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Những người nên hạn chế ăn trai, ngao, hến
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai nên ăn ít và phải chế biến món này thật cẩn thận. Trong thức ăn của trai hến có một số loại tảo có chứa chất độc.
Những chất độc này tồn tại trong cơ thể của trai hến và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Vì thế, trong trai hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp).
Ăn phải trai hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Người bị thận
Trai, ngao, hến là hải sản nên dĩ nhiên có vị mặn và tính lạnh. Vì vậy, những người bị bệnh thận, tiêu hóa kém không nên ăn.
Người bị bệnh gout
Ngao, hến là thực phẩm giàu đạm, do đó thành phần purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.
Người bị đau dạ dày
3 loại hải sản trên có tính lạnh, không hề tốt với những người đang mắc bệnh đau dạ dày. Nếu muốn ăn, bạn nên cho thêm ít gừng tươi ăn kèm để điều hòa vị lạnh của ngao.
Người bị cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Ngao có tính hàn nên người bị cảm lạnh không nên ăn.
Người bị dị ứng ăn trai, hến có thể bị rối loạn tiêu hóa
Trai, hến cũng là một loại thủy sản và có nguy cơ gây bệnh dị ứng đối với những người có cơ địa mẫn cảm với prrotein trong thủy sản. Những triệu chứng có thể xảy ra khi dị ứng với trai hến là viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa... Vì vậy khi ăn trai hến mà gặp những hiện tượng này bạn nên thận trọng.
Người bị bệnh gan ăn trai, hến dễ tổn thương não
Người mắc bệnh về gan thường bị thiếu men oxy hóa đồng huyết thanh nên các cơ quan nội tạng không thể hoàn thành nhiệm vụ thải lượng đồng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu ăn thực phẩm giàu đồng như: hến, ngao, trai, ốc… gan, thận, não dễ bị tổn thương dẫn tới các triệu chứng như đi không vững, nói không rõ ràng, chân tay run rẩy, vàng da, chướng bụng.
Người bị rối loạn tiêu hóa ăn trai, hến dễ bị lạnh bụng
Trai, hến tính hàn, ăn rất mát nhưng dễ khiến bị lạnh bụng. Người bị rối loạn tiêu hóa nếu muốn ăn cần khắc phục bằng cách cho thêm vài lát gừng tươi vào món ăn có trai hến để cân bằng là có thể tránh được những tác dụng phụ.
Ngoài ra, khi ăn trai, ngao, hến cần lưu ý một số điều sau
Mùa đông trẻ nhỏ không nên ăn
Trai, ngao, hến rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè, không phù hợp với mùa đông.
Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn cho bé thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.
Không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C
Nếu như ăn trai, hến, ngao xong, bạn cũng không nên kết thân với các thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.
Bởi vì trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể. Song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.
Các asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn, còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên uống cùng bia
Khi ăn trai, hến, ngao nhiều quý ông thường thích sử dụng bia. Tuy nhiên, bạn không nên uống kèm cùng bia.
Lý do vì, điều này sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
Không ăn hoa quả
Sau khi ăn ngao, hến không nên ăn hoa quả vì dễ bị đau bụng.
Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, can xi sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Ngao không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc.
Vì vậy, trước khi lựa chọn và chế biến, các bà nội trợ cần lưu ý:
Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.
Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:
- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.
- Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.
Tiền phong