Những dấu ấn 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam
20 năm kể từ phiên giao dịch đầu tiên vào 28/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng.
- 20-07-2020Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 20/7
- 20-07-2020Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 9 doanh nghiệp
- 20-07-2020Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần 20-24/7
"Hãy tưởng tượng, nếu bây giờ không có thị trường chứng khoán, nền kinh tế sẽ như thế nào. Chúng ta không có được những khu đô thị quy mô, những khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại, ôtô, điện thoại, hàng tiêu dùng cho đến các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính quy mô mang thương hiệu Việt, của nhà đầu tư Việt mà trước đấy chỉ có thể thấy ở nước ngoài hoặc của các tập đoàn nước ngoài. Chúng ta sẽ không có các tập đoàn lớn, không có Vinamilk, Vingroup và cả SSI", ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc chứng khoán SSI - người đã gắn bó hơn 20 năm với thị trường chứng khoán Việt Nam chia sẻ.
28/7/2000 - thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch đầu tiên với chỉ vỏn vẹn 2 cổ phiếu, khớp lệnh 1 lần/ngày, 3 ngày 1 tuần. Hai mươi năm qua là chặng đường dài với thị trường chứng khoán của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Không khó để nhìn ra những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán khi thể hiện rõ vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, theo nhiều góc độ về định lượng như quy mô vốn hóa, cơ sở nhà đầu tư, số lượng sản phẩm, giá trị giao dịch hàng ngày… hay định tính như tính chuyên nghiệp của các thành viên….
Người Đồng Hành thu thập các số liệu, viết lại các câu chuyện được chia sẻ từ những nhà đầu tư cá nhân, những người làm công tác quản lý, vận hành, lãnh đạo các đơn vị thành viên tham gia thị trường chứng khoán, hi vọng mang lại cho độc giả và nhà đầu tư những câu chuyện thú vị của một chặng đường dài đã qua.
Từ 2 doanh nghiệp niêm yết đầu tiền, số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên 3 sàn tới cuối tháng 6/2020 đạt 1.640. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết ngày đầu tiên là 270 tỷ đồng nhưng tới cuối năm 2019, vốn hóa đạt gần 190 tỷ USD, tương ứng gần 73% GDP - vượt mục tiêu 70% GDP đề ra trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán tới năm 2020.
Thị trường chứng khoán cũng chứng kiến sự phát triển và gia nhập của hàng chục doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô như Vietcombank, Vingroup, Vinhomes, Vinamilk, BIDV, PV Gas...và đi kèm với đó là cả những phiên giao chục nghìn tỷ đồng. VN-Index đã vượt đỉnh cũ sau 10 năm và thiết lập mức đỉnh mới tại hơn 1.204 điểm vào ngày 9/4/2018, trong khi 2 chỉ số còn lại vẫn "lặn ngụp" đi ngang.
Người đồng hành