Những dấu hỏi cho kế hoạch nghìn tỷ của Ả rập
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên CNBC ngày 26/4, Giám đốc quỹ IMF tại Trung Đông hoan nghênh bản kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của Ả rập xê út. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Ả rập nên tập trung thu hút đầu tư từ khối tư nhân.
- 13-04-2016Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm và cảnh báo Ảrập Xêút
- 03-04-2016Ả Rập Saudi lập quỹ đầu tư đủ sức mua Apple, Google, Microsoft
- 01-04-2016Ả Rập Saudi “xôi hỏng bỏng không”
“Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận đúng đắn nếu Ả rập thực sự nỗ lực trong quy mô toàn diện vì thực ra nền kinh tế Ả rập xê út đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn.” Đó là nhận định của giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á – ông Masood Ahmed.
“Ngân sách của Ả rập đang bị thâm hụt và khả năng cao sẽ rơi vào tình trạng bất ổn ngay cả ở mức giá dầu hiện tại lẫn mức giá dự báo. Về cơ bản, mô hình tăng trưởng kinh tế của Ả rập bị điều khiển bởi giá dầu. Do đó nỗ lực cân bằng ngân sách là mục tiêu đúng đắn.”
Ngày 25/4, Ả rập xê út công bố bản kế hoạch tầm nhìn 2020, theo đó chuyển hướng phát triển kinh tế ra ngoài sản xuất dầu mỏ sau 15 năm giữ vai trò chủ đạo. Bản kế hoạch bao gồm tái cấu trúc chính phủ, giải quyết vấn đề ngân sách và thay đổi chính sách nhằm thiết lập bộ thước đo tư nhân hóa, thành lập quỹ đầu tư quốc gia được coi là lớn nhất thế giới.
Trao đổi với CNBC, Thái tử dự bị Ả rập cho biết, Quỹ đầu tư quốc gia Ả rập có thể đạt 3.000 tỷ USD. Hôm qua, Ả rập xác nhận kế hoạch bán cổ phần công ty dầu mỏ quốc gia – dự kiến có giá giá trị vốn hóa hơn 2000 tỷ USD.
Cần thu hút đầu tư từ khối tư nhân
Nói về vấn đề then chốt đối với Ả rập hiện nay, ông Ahmed đặt ra nghi vấn, liệu Ả rập có chắc chắn về năng lực tổ chức và công cụ thực hiện những mục tiêu đề ra hay không? Ông hy vọng Ả rập và các quốc gia láng giềng sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân.
“Tôi cho rằng nguồn gốc tăng trưởng phần lớn không phải từ đầu tư công mà cần xuất phát từ khối tư nhân vì mô hình tăng trưởng của Ả rập và nhiều quốc gia vùng Vịnh từ trước đến nay là nhà nước đóng vai trò chính trong đầu tư và là một chủ thể kinh tế. Trong tương lai, các hoạt động thu hút nguồn vốn phải đến từ khối tư nhân và nhà nước quay trở lại vai trò điều tiết truyền thống.”
Doanh thu dầu giảm
IMF mới đây cảnh báo giá dầu rẻ sẽ mở ra thực tế mới cho Trung Đông. Sức tăng trưởng sản xuất dầu tại các quốc gia trong khu vực sẽ làm cho dầu mãi mãi ở mức giá thấp, thêm vào đó xung đột khu vực sẽ ngày càng sâu sắc.
Trong báo cáo mới nhất về khối MENAP, IMF cho rằng GDP năm 2016 dự kiến tăng khoảng 3% so với năm ngoái do sản lượng dầu tăng ở Iraq và châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran.
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo rằng tăng trưởng GDP từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong năm nay do phía này thắt chặt cho tiêu công nhằm đối phó với giá dầu giảm.
Ông Ahmed nhận định, năm ngoái các quốc gia xuất khẩu dầu thất thoát 390 tỷ USD doanh thu xuất khẩu trong đà lao dốc của giá dầu. Năm nay con số này dự kiến sẽ giảm tiếp 140 tỷ USD.