MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những điểm sáng, tối trong bức tranh xuất khẩu gỗ 16 tỷ USD

11-07-2021 - 08:43 AM | Thị trường

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6 tăng 57,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Công Thương

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6 tăng 57,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Công Thương

Thị trường đồ nội thất bằng gỗ của thế giới còn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

Theo ước tính, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 57,1% so với tháng 6/2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,23 tỷ USD, tăng 58,6% so với tháng 6/2020. 

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong nửa đầu năm nay, ngành gỗ tăng tốc, trong khi nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh. Trong nửa cuối năm nay, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng nhanh. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm nay vượt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD và đạt 16 tỷ USD.

Có nhiều điểm sáng giúp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16 tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn còn đó những rủi ro mà ngành phải đối mặt.

5 điểm thuận lợi cho xuất khẩu gỗ

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương, có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng nhanh và xuất khẩu đạt 16 tỷ USD.

Thứ nhất, kinh tế toàn cầu tiếp tục ghi nhận xu hướng hồi phục của nhiều nền kinh tế chủ chốt như: Mỹ, Trung Quốc, EU…. Đây cũng là những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam.

Thứ hai, trên thị trường thế giới, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC trong năm 2020, Việt Nam đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Đức và Canada và là thị trường xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.

Thị trường đồ nội thất bằng gỗ của thế giới còn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn, nhưng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 13,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của thế giới, vẫn còn 87% thị phần để ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ ba, theo thông lệ hàng năm, nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là đồ nội thất bằng gỗ thường tăng mạnh vào cuối năm, để đáp ứng cho việc hoàn thiện thị trường nhà ở.

Tính tới thời điểm hiện tại phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu cho tới cuối năm nay. Nhu cầu được dự kiến tiếp tục tăng mạnh khi nền kinh tế toàn cầu vượt qua dịch bệnh và khởi sắc.

Thứ tư, trong cơ cấu, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam. Theo các nhà phân phối Mỹ, khi chính phủ Mỹ áp thuế lên nội thất Trung Quốc, các nhà nhập khẩu và phân phối tại Mỹ đã tìm kiếm các nhà cung cấp mới và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu.

Phần lớn nội thất cho phòng ngủ, nhà bếp và văn phòng đều nhập khẩu từ Việt Nam. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh tại Mỹ trong những năm gần đây.

Thứ năm, dịch bệnh diễn ra, các quốc gia thực hiện giải pháp giãn cách xã hội, người lao động làm việc tại nhà nên họ có nhu cầu cao về trang bị bàn ghế, giường, tủ mới nhằm tạo không gian đẹp hơn. Chính vì vậy, người tiêu dùng thế giới có thêm thời gian và nguyện vọng mua sắm, tìm kiếm các sản phẩm, đồ gỗ nội thất trên mạng. Khiến cho nhu cầu đồ gỗ tăng cao ở nhiều thị trường. Trong khi đó, đồ gỗ Việt Nam rất hấp dẫn ngƣời tiêu dùng và được các doanh nghiệp tuân thủ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu minh bạch nên đƣợc khách hàng lựa chọn.

Những rủi ro đối với xuất khẩu gỗ

Tuy nhiên, ngành gỗ cũng đối mặt với những rủi ro để có thể đạt con số xuất khẩu 16 tỷ USD.

Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) chỉ ra rủi ro mà ngành gỗ phải đối mặt.

Những điểm sáng, tối trong bức tranh xuất khẩu gỗ 16 tỷ USD - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch HAWA. Ảnh: HAWA


Theo ông, dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến nhà máy sản xuất và gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu. Chẳng hạn, nguồn gỗ từ miền Bắc, miền Trung, các phụ liệu sơn từ Bình Dương, Đồng Nai bị ảnh hưởng và vận chuyển khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 tái bùng phát ở châu Âu, Mỹ làm giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu và cước vận chuyển tăng. Một số đơn hàng xuất khẩu bị chậm do với kế hoạch. Cụ thể, giá gỗ nhập khẩu từ Mỹ tăng 40% đến 60% so với năm ngoái. May mắn là giá gỗ nguyên liệu trong nước tăng thấp hơn và tăng ở mức 10% đến 15% so với năm ngoái.

Yếu tố rủi ro khác là hiện nay, hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ rất nhiều. Có những mặt hàng tăng đột biến như sofa, ghế, tủ bếp dễ bị trở thành đối tượng bị điều tra chống bán phá giá. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trƣờng Mỹ tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Tỷ trọng xuất khẩu tới Mỹ chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ trong 5 tháng đầu năm đạt 4 tỷ USD, tăng 99,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Đỗ Lan

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên