Những điều cần biết về tác động tích cực của 5G lên nền kinh tế: các ngành công nghiệp hưởng lợi, hàng triệu việc làm mới được tạo ra
Vượt ra ngoài những cải tiến đối với hệ sinh thái các thiết bị của chúng ta - tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn - các nhà nghiên cứu tin rằng 5G có thể đóng vai trò là cơ sở cho các nghành công nghiệp và các thành phố được kết nối toàn bộ.
- 20-03-2020Phó Thủ tướng: Rà soát, đánh giá trước khi tắt mạng 2G và xác định lộ trình phổ cập smartphone giá rẻ
- 08-10-2019Tại sao 2G ở Việt Nam nhất định phải "chết"?
- 03-10-2019Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phương án sớm tắt sóng 2G đã được Bộ TTTT nghiên cứu
- 01-05-20102G vẫn là “nồi cơm” của nhà mạng
Chúng ta đang trên đỉnh một cuộc cách mạng 5G.
Trong khi 4G đã mang đến cho chúng ta tốc độ mạng vừa đủ cho các ứng dụng trực tuyến và việc phát trực tiếp trên thiết bị di động, thì 5G lại là một bước tiến vĩ đại. Vượt ra ngoài những cải tiến đối với hệ sinh thái các thiết bị của chúng ta - tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn - các nhà nghiên cứu tin rằng 5G có thể đóng vai trò là cơ sở cho các nghành công nghiệp và các thành phố được kết nối toàn bộ.
Thay đổi không xảy ra sau một đêm, và để chúng ta có thể trải nghiệm tiềm năng thực sự của 5G, chúng ta sẽ cần phải kiên nhẫn.
Các ngành công nghiệp được hỗ trợ 5G
Mạng 5G được dự kiến sẽ tạo ra 13,2 nghìn tỉ đô la trong hoạt động bán hàng trên toàn cầu vào năm 2035. Để làm điều này dễ hiểu hơn, dưới đây là 5 nghành công nghiệp hưởng lợi nhiều nhất.
Hãy tập trung vào nghành sản xuất, một ngành công nghiệp được dự kiến sẽ đạt doanh thu khổng lồ 4,6 nghìn tỉ đô la trong doanh thu bán hàng có sự hỗ trợ của 5G.
Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng công nghệ này sẽ tạo điều kiện thành lập "các nhà máy thông minh" đầu tiên trên thế giới. Những nhà máy như thế sẽ tận dụng tốc độ nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn của mạng 5G để loại bỏ đi các kết nối cáp, cải tiến các quy trình tự động, và quan trọng nhất là thu thập nhiều dữ liệu hơn.
Tuy nhiên, robot sẽ không phải thứ duy nhất được hưởng lợi. Mặc dù các nhà máy ngày này có thể được trang bị máy móc, con người vẫn được yêu cầu phải có mặt để xử lí sự cố khi có vấn đề phát sinh. Một vài quy trình cũng có thể quá phức tạp để được tự động hóa một cách hiệu quả, do đó đòi hỏi hành động của con người.
Với độ trễ thấp hơn (thời gian trì hoãn ngắn hơn), các thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường có thể trở nên đủ tin cậy để sử dụng trong công việc cần độ chính xác cao. Sự phát triển thú vị này có tiềm năng lớn trong việc tăng năng suất của công nhân, cũng như là cho phép họ làm việc nhịp nhàng hơn với robot.
Trong thực tế, những công nghệ như thế này đã được sử dụng trên các công xưởng.
Dẫn đầu cuộc đua
Việc phát triển mạng 5G và áp dụng chúng vào nhiều ngành công nghiệp của nền kinh tế toàn cầu là một nhiệm vụ lớn, và hiện có 7 nước đang đầu tư vào hạ tầng 5G - chiếm khoảng 79% trong tổng số đầu tư liên quan tới 5G trên toàn thế giới.
Dưới đây là xếp hạng dự kiến của các quốc gia đó vào năm 2035.
Ngẫu nhiên, 7 quốc gia này cũng là một trong những nền kinh tế sáng tạo nhất trên thế giới.
Hãy cùng xem xét kỹ hơn hai người chơi lớn nhất trong sự phát triển 5G.
Hoa Kỳ
Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Hoa Kỳ đứng đầu về đầu tư 5G, mặc dù có vẻ như đất nước này đang ở một vị trí đặt biệt. Trung Quốc đang theo sát Hoa Kỳ về đầu tư, và thậm chí còn được dự báo sẽ vượt qua Hoa Kỳ giá trị đầu và số lượng việc làm được tạo ra nhờ 5G.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei rất có thể là một nhân tố đứng đằng sau những con số này. Tập đoàn mà Mỹ không có đối thủ trực tiếp hiện đang là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Những phát triển như thế đã hình thành nên sự đồng thuận rằng Trung Quốc đang trên đà chiến thắng cuộc đua 5G, nhưng việc đưa Mỹ xuống vị trí thứ hai có thể là một sai lầm. Với các trung tâm công nghệ nổi tiếng như Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu phần còn lại của thế giới về hoạt động sáng chế và mật độ các công ty công nghệ cao.
Một phần trong những điều khiến 5G trở nên đặc biệt là tiềm năng được sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm xe tự hành và việc sản xuất. Có lẽ nó ở đây – nơi các công ty công nghệ Mỹ có thể sử dụng khả năng sáng tạo và chuyên môn phần mềm của họ để tạo ra lợi thế.
Trung Quốc
Việc trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới có nghĩa là Trung Quốc đang có một vị trí đắc địa để tận dụng sức mạnh của mạng 5G. Với gần 11 triệu việc làm được tạo ra bởi 5G và hơn 1,3 nghìn tỉ đô sản lượng tính đến năm 2035, những ước tính của Trung Quốc có quy mô lớn hơn so với các quốc gia khác trong danh sách này.
Một lý do tại sao Trung Quốc lại là một nơi tiết kiệm chi phí nhất để tạo ra mọi thứ chính là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, và nhà phân phối được thiết lập cực kỳ tốt. Cả ba đều có thể áp dụng mạng 5G để cải thiện tốc độ và hiệu quả.
Trung Quốc cũng không hề bị coi thường khi nói về sáng tạo. Về mặt hoạt động sáng chế, Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới. Thâm Quyến, từng là một làng chài nhỏ, nay đã trở thành câu trả lời của Trung Quốc cho Thung lũng Silicon và là quê hương của những gã khổng lồ viễn thông như Huawei và ZTE Corporation.
Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng khi họ tìm cách cung cấp cho phần còn lại của thế giới các thiết bị 5G. Huawei là đối tượng của lệnh trừng phạt Hoa Kỳ đối với các cáo buộc về thỏa thuận của họ với Iran. Sự hoài nghi hơn nữa xuất phát từ cơ cấu sở hữu đáng ngờ của công ty, việc phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước và việc tuyên bố gián điệp
Bất kể thiệt hại mà những tranh cãi có thể gây ra, Trung Quốc cho thấy họ sẽ không có dấu hiệu chậm lại. Đất nước này đã có cơ hội "khoe khoang" với mạng lưới người tiêu dùng 5G lớn nhất thế giới, và thậm chí tuyên bố đã bắt đầu nghiên cứu 6G.