Những đứa trẻ bị trầm cảm thường đến từ 6 gia đình này, kiểu thứ 2 rất phổ biến
Cha mẹ cần có sự quan tâm đúng mức để giúp con vượt qua tình trạng này.
- 25-08-2023Càng "lười" làm 4 điều này, tuổi thọ càng gia tăng, không phải lo con cái vướng bận
- 25-08-2023Người đàn ông được "lộc trời cho" khi mua căn nhà cũ chỉ với giá 176 triệu đồng, khám phá điều ẩn giấu sau đồ đạc cũ, thu về số tiền gấp 40 lần
- 20-08-2023Cụ bà U80 sống khoẻ mạnh, không cần dựa vào con: Biết tạo niềm vui cho bản thân thì tuổi nào cũng an nhàn
Cách đây ít lâu, một video trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) thu hút sự quan tâm của hơn 300 triệu người. Trong video, một cô gái họ Mã nói rằng bản thân đã vật lộn với bệnh trầm cảm bảy năm qua, nhiều lần muốn tự tử. Nhưng khi cô nói với mẹ, bà trả lời: "Con vẫn luôn như thế, đã bao năm rồi? Con vẫn tỏ ra mình khác biệt, bản thân không tự chịu còn bắt ai chịu thay". Mã kể chậm rãi, nói xong cười tuyệt vọng.
Áp lực gia đình kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Đặc biệt là có khả năng làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó phổ biến nhất là chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Đáng sợ hơn nữa là nhiều cha mẹ coi nhẹ vấn đề tinh thần của con, cho rằng con "làm quá" để gây chú ý.
Trẻ trầm cảm không hình thành trong một ngày mà bị ảnh hưởng một cách từ từ từng ngày một. Thông thường có những kiểu gia đình dễ khiến trẻ ảnh hưởng tiêu cực về tinh thần:
1. Gia đình thờ ơ với con cái về mặt tình cảm
Mối quan hệ cha mẹ và con cái này còn tàn nhẫn hơn cả bạo lực. Ở trong một gia đình như vậy lâu dài, đứa trẻ sẽ có lòng tự trọng thấp, không có cảm giác thân thuộc, bất an, thiếu tình yêu thương, thậm chí trầm cảm.
Thậm chí, cha mẹ yêu con vẫn cần phải thể hiện tình yêu với con. Nhà tâm lý học người Mỹ Jeffrey Bernstein từng viết: "Bạn yêu con thôi chưa đủ. Nếu bạn không bày tỏ thành lời, đứa trẻ sẽ không thể cảm nhận được tình yêu của bạn".
Các bậc cha mẹ châu Á thường ngại thể hiện tình yêu với con bằng lời nói, đặc biệt là khi bước con qua tuổi nhũ nhi. Theo quan niệm truyền thống Á đông, cha mẹ nghĩ rằng bày tỏ bằng hành động chăm sóc, nuôi nấng... sẽ ý nghĩa và thiết thực hơn. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu thương này khiến nhiều trẻ lầm tưởng cha mẹ không yêu mình. Trong khi đó, cha mẹ phương Tây thoải mái hơn trong việc này.
Nếu việc thốt ra lời yêu khiến bạn ngần ngại, có thể bắt đầu bằng việc viết một lời nhắn, một bức tranh, một lá thư gửi con với ba chữ “Bố/mẹ yêu con”, điều này sẽ rất có ý nghĩa với đứa trẻ.
2. Gia đình chỉ quan tâm đến điểm số của con cái
Không ít phụ huynh khi thấy con bị điểm kém liền nặng lời trách mắng. Cũng không ít phụ huynh đưa ra lời dọa dành cho con trước kỳ thi: "Bị điểm kém thì cứ liệu hồn đấy", "Điểm số không nằm trong top 3 thì đừng về nhà nữa",…
Việc cha mẹ quá chú trọng vào thành tích, vào điểm số chỉ khiến con cảm thấy căng thẳng. Như vậy, trẻ sẽ dễ mắc lỗi sai khi làm bài. Một khi trẻ học không tốt sẽ rơi vào trạng thái tự trách móc, lo lắng, có lỗi với cha mẹ, những cảm xúc tiêu cực lâu dài sẽ khiến trẻ dễ bị trầm cảm.
Các bậc phụ huynh không nên tạo áp lực cho con. Chỉ cần con nỗ lực hết sức thì điểm số dù thấp cũng là điều đáng quý, đáng trân trọng. Điểm số, thành tích không quan trọng bằng sự cố gắng phi thường của con. Vì thế, cha mẹ hãy đồng hành cùng con, nói cho con hiểu rằng điểm số không phải là điều quyết định tất cả. Điều này sẽ giúp trẻ duy trì được tâm trạng thoải mái, tích cực. Từ đó, trẻ sẽ hoàn thành bài kiểm tra một cách tốt nhất.
3. Gia đình luôn cãi vã
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường cha mẹ luôn cãi vã thường sẽ rất nhạy cảm và luôn thấy bản thân kém cỏi.
Chất lượng của mối quan hệ giữa vợ và chồng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ không cãi nhau trước mặt con có thể cho chúng cảm giác an toàn và sức mạnh vô hình để sống tự tin hơn. Nếu có khúc mắc, sau khi rời khỏi tầm mắt của trẻ, có thể trao đổi để tìm cách giải quyết.
4. Gia đình luôn đòi hỏi con cái phải biết vâng lời
Nhà tâm lý học Piaget cho biết: Những đứa trẻ ngoan ngoãn và biết điều hơn khi còn nhỏ sẽ gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn khi lớn lên. Chúng ta có thể hiểu là: Những cảm xúc bị dồn nén sẽ không tự nhiên biến mất mà sẽ bùng phát một cách cực đoan. Vâng lời một cách bất chấp, nghe có vẻ ngoan ngoãn nhưng ý nghĩa đằng sau nó là sự phục tùng và áp bức.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, những đứa trẻ này thường có đặc điểm như nhút nhát, kém tự tin, hiếm khi đưa ra ý kiến của bản thân, hay sợ hãi trước những lời nói to tiếng của người khác.
5. Gia đình có cha mẹ bạo hành con cái
Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lý. Tất cả những hành động như đánh đập, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi và ứng xử.
Nhiều trường hợp vì bị bạo hành quá nhiều nên kéo theo sự thay đổi về tâm tính, khả năng nhìn nhận những mặt tốt – xấu trong xã hội bị ảnh hưởng, thậm chí trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh.
6. Gia đình kiểm soát con quá mức
Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy rằng chúng ta đang kiểm soát vận mệnh của chính mình. Con cái chúng ta cũng vậy. Nhiều bậc cha mẹ sẽ nói với con cái rằng chúng phải tự chịu trách nhiệm về việc học tập và cuộc sống của mình, tự quản lý tốt bản thân. Nhưng sau đó, họ bắt đầu quản lý bài tập về nhà, các hoạt động sau giờ học và những người bạn mà con cái mình nên có.
Theo thời gian, trẻ sẽ thấy rằng chúng không cần phải chịu trách nhiệm về việc học tập và cuộc sống của chính mình. Thiếu kiểm soát và cảm giác bất lực có thể gây khó chịu và căng thẳng, không chỉ gây tổn hại cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần của chúng trong tương lai.
Trong 6 thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được "chịu trách nhiệm" có nhiều cảm xúc tích cực hơn, động lực bên trong lớn hơn và khả năng kiểm soát hành vi tốt hơn. Đây là những điều giúp cải thiện kết quả học tập và thành công trong sự nghiệp.
Phụ nữ Việt Nam