MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những “gót chân asin” của 2 đối thủ Grab, Go-Viet và câu hỏi: Khi nào thị trường sẽ phân ngôi?

30-09-2018 - 07:32 AM | Doanh nghiệp

“Viet là đối thủ sừng sỏ của nhau. Và chỉ Go-Viet mới đủ tài chính lẫn tiềm lực để đấu với Grab”, cựu Founding Member của GrabBike nhận định.

Anh Vũ Hoàng Tâm - từng là thành viên sáng lập GrabBike - đã có những chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện đang được quan tâm: Thị trường xe ôm công nghệ và những dịch vụ liên quan.

Anh Hoàng Tâm, thị trường ride sharing (chia sẻ xe) giai đoạn gần đây sôi nổi hơn hẳn với sự góp mặt của Go-Viet và FastGo. Tuy nhiên xét về thực lực thì chỉ có Go-Viet là đủ tầm và đủ tiền để cạnh tranh đường dài với Grab. Grab đã có mặt tại 8 quốc gia được định giá 10 tỷ USD, còn Go-Viet hiện diện ở 3 quốc gia với 3 thương hiệu khác nhau (Indonesia - Go-Jek, Việt Nam - Go-Viet, và Thái Lan - Get).

Những “gót chân asin” của 2 đối thủ Grab, Go-Viet và câu hỏi: Khi nào thị trường sẽ phân ngôi? - Ảnh 1.

Vũ Hoàng Tâm, chuyên gia về đi chung xe.


Grab hay Go-Viet đều có những "gót chân asin"

Go-Viet

Go-Viet (Go-Jek) hiện là đối thủ sừng sỏ nhất của Grab về tài chính lẫn tiềm lực. Họ sẽ sớm ra dịch vụ giao đồ ăn, xe hơi và nhiều dịch vụ khác nữa. Tuy nhiên việc mỗi quốc gia tung ra một app thì anh Hoàng Tâm cho rằng ngược đời và sẽ làm hao tốn rất nhiều công sức của họ cũng như giảm tốc độ tham chiến.

Grab

Theo anh Hoàng Tâm, Grab sẽ tự làm khó mình vì cùng một lúc tham chiến quá nhiều dịch vụ. Trên mặt trận thanh toán, Grab sẽ phải đọ sức với MoMo, ZaloPay, ViettelPay…

Trên mặt trận giao đồ ăn, Grab phải đọ sức với Now, LaLa, Go-Food, Vietnammm.

Trên mặt trận ride sharing (mảng 2 bánh), sự gia nhập của Go-Viet khiến Grab ban đầu liên tục tung khuyến mãi khủng cho cả tài xế và khách.

Cơ hội cho kẻ đến sau Go-Viet

Go-Viet là kẻ đến sau, thừa hưởng lợi thế từ những "trận chiến" trước đó.

Anh Tâm cho rằng, Go-Viet được thừa hưởng những lợi thế rất lớn từ trận chiến trước đó.

Thứ nhất, một lượng lớn tài xế không thích hoặc không được chạy Grab sẵn lòng chạy sang Go-Viet. Bên cạnh đó, những tài xế của Uber, yêu mến Uber, không muốn chạy cho Grab cũng sẽ đầu quân cho Go-Viet.

"Các bác xe ôm đã chạy cho VATO hay Mai Linh cũng sẽ trở thành đối tác của Go-Viet vì lượng khách ít, họ không đủ sống", anh Tâm nói.

Thứ hai, Go-Viet sẽ không còn phải "educate" thị trường. Nhiều người dùng đã hiểu thế nào là xe ôm công nghệ, quen thuộc cách sử dụng app.

Những “gót chân asin” của 2 đối thủ Grab, Go-Viet và câu hỏi: Khi nào thị trường sẽ phân ngôi? - Ảnh 2.

Tài xế Grab và Go-Viet.

Cuộc chiến khi nào sẽ ngã ngũ?

Theo anh Hoàng Tâm, nếu Go-Viet ra Go-Car thì một lần nữa lịch sử sẽ lặp lại. Cả 2 sẽ lại lao vào trận chiến như Grab đấu với Uber ngày trước.

"Mới chạy có 3 tháng mà đã thấy Go-Viet có dấu hiệu chững lại (thông qua cách làm các chương trình khuyến mãi) nên tôi nghĩ rằng Grab vẫn sẽ chiếm thế thượng phong và lần này kết cục sẽ ngã ngũ nhanh hơn: 1 năm (thay vì "đấu" với Uber mất gần 3 năm)".

"Hoặc Go-Viet sẽ phải chuyển hướng sang thị trường không đụng độ với Grab như Go-Tix (mua vé), Go-Massage, Go-Mec (đi mua thuốc Tây hộ). Khi đó, Go-Viet sẽ cạnh tranh với Now nhưng Now nhẹ kí hơn Grab", cựu Founding Member của GrabBike nhận định.

Trong cuộc gặp với chúng tôi hồi tháng 8, CEO FastGo Nguyễn Hữu Tuất cho rằng thị trường App gọi xe lớn và nhiều tay chơi cùng tham gia, sẵn sàng đổ tiền vào.

Tuy nhiên, theo anh Tuất, thị trường nào cũng chỉ tồn tại từ 2 đến 3 thương hiệu để người dùng lựa chọn. Khách hàng không thể cài 5-7 App trên máy được. Do đó, thị trường sẽ phải định hình lại.

Về thời gian thị trường phân ngôi thứ, anh Tuất cho rằng có thể sẽ là 6 tháng đến 1 năm nữa.

Theo Thế Trần

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên