Những hiểu lầm từ vụ cháy rừng kinh hoàng tại Úc
Bạn có thể nghĩ rằng Úc đặc biệt nhạy cảm trước các vụ cháy rừng. Nhưng đó là một sai lầm.
- 15-01-2020Jeff Bezos bị chỉ trích vì chỉ quyên góp 690.000 USD khắc phục cháy rừng ở Australia
- 13-01-2020Những cơn mưa "vàng" giúp kiểm soát "hỏa ngục" cháy rừng ở Australia
- 13-01-2020Úc: "Mưa" cà rốt và khoai lang cứu đói động vật bị cháy rừng
Cách dễ dàng nhất để nắm bắt quy mô của sức tàn phá mà các vụ cháy rừng đã gây ra ở Úc là thông qua các số liệu. Khoảng 11 triệu ha của "đất nước may mắn" đã chìm trong khói và lửa kể từ tháng 9, một diện tích gần như ngang bằng với đất nước Bulgaria. Cho đến nay, ít nhất 26 người được cho là đã thiệt mạng, hơn 2.300 ngôi nhà đã bị phá hủy và 1 tỷ động vật đã bị thiêu sống hoặc chết vì sặc khói.
Nhưng những con số trên chỉ nói lên một phần của câu chuyện. Một lượng khói lớn đã bay khắp Nam Thái Bình Dương, đến tận Buenos Aires. Xã hội dửng dưng thường ngày của Úc đã bị chấn động. Shane Warne, vận động viên thể thao nổi tiếng nhất ở quốc gia này, đã quyên góp rất nhiều tiền trong nỗ lực cứu trợ của mình bằng cách bán đấu giá chiếc mũ anh đã đội trong đội hình thi đấu cricket đã chinh phục toàn nước Úc.
Bạn có thể nghĩ rằng Úc đặc biệt nhạy cảm trước các vụ cháy rừng. Nhưng đó là một sai lầm. Những đặc điểm tương tự với nhiều quốc gia khác đã khiến Úc thực sự "bốc cháy", về cả tự nhiên và chính trị, bao gồm địa hình và một bộ máy lãnh đạo vẫn chưa thức tỉnh hoàn toàn với thực tế hiện tại mà biến đổi khí hậu đang gây ra. Trên toàn thế giới, mùa cháy đang ngày càng kéo dài hơn và gây thiệt hại nặng nề hơn.
Các khu vực có nguy cơ cao bao gồm bờ biển phía tây nước Mỹ, Địa Trung Hải, miền nam châu Phi và các khu vực Trung Á. Nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, hãy nhớ rằng năm 2018, California đã trải qua vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử mà đã giết chết hơn 80 người và khiến một phần của Los Angeles phải sơ tán, trong khi hơn 100 người cũng đã thiệt mạng trong các vụ cháy rừng ở Hy Lạp.
Do đó, những bài học rút ra từ bi kịch của nước Úc là rất quan trọng. Một là, biến đổi khí hậu đang tạo ra nhiều thảm họa hơn bao giờ hết. Sự thật là cháy rừng là một phần bất biến trong hệ sinh thái tại một số vùng lãnh thổ. Nhưng khi thế giới trở nên nóng hơn và khô hơn, tỷ lệ xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó đang tăng lên. Năm 2019, nhiệt độ trung bình của Úc là cao nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận vào năm 1910, cao hơn 1,5°C so với trung bình dài hạn. Lượng mưa, trong khi đó, thấp hơn 40% so với mức trung bình dài hạn và ở mức thấp nhất kể từ năm 1900. Trong ít nhất một thập kỷ, các mô hình khí hậu, đôi khi bị chế giễu bởi những người theo chủ nghĩa hoài nghi, đã dự đoán chính xác tình trạng hạn hán và cháy rừng tồi tệ ở Úc.
Một bài học khác đó là khi các đám cháy trở nên tồi tệ hơn, những cách đánh giá và xử lý đang được sử dụng đã trở nên lỗi thời. Điều này có không đúng khi chúng ta đều biết rằng, kế hoạch phòng chữa cháy của Úc luôn dẫn đầu thế giới vì nó thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ví dụ, các bộ luật hạn chế rủi ro hỏa hoạn. Tuy nhiên, hệ thống này, và lực lượng chữa cháy tự nguyện đã bị áp đảo.
Mối quan tâm hiện nay đã chuyển thành làm thế nào để sống chung với lửa. Tại một số nơi, điều đó đồng nghĩa với việc xây dựng các công trình kiến trúc có khả năng chống chịu được lửa. Các khu vực khác có thể không còn phù hợp để con người sinh sống tại đó. Nếu chính phủ và người dân không hành động, thị trường tài chính sẽ phải hứng chịu thiệt hại. Tại California, các công ty bảo hiểm đã mất 24 tỷ USD từ các vụ hỏa hoạn gần đây, và chi phí cho việc giải quyết và tái bảo hiểm những rủi ro này tăng vọt khi các nhà đầu tư trở nên không muốn bảo hiểm nhà tại những nơi nguy hiểm.
Bài học cuối cùng là, vì chi phí của biến đổi khí hậu không còn chỉ dừng lại ở việc dự báo nhiệt độ một cách trừu tượng, mà giờ đây là những thứ hữu hình chính bạn có thể cảm nhận được, các vấn đề chính trị xung quanh cũng sẽ phải thay đổi. Các chính trị gia bảo thủ của Úc đã luôn đánh giá thấp các rủi ro từ khí hậu, một phần vì 70% xuất khẩu của đất nước này đến từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, đáng chú ý nhất là than và quặng sắt được vận chuyển đến Trung Quốc.
Scott Morrison, thủ tướng, đã giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử vào năm 2019 với phong cách thời trang tuyệt đẹp, và một phần trên nền tảng hoài nghi về khí hậu đã gây ấn tượng ở Queensland, một bang có nhiều ngành công nghiệp than đá. Ông hiện đang bị chế nhạo bởi những chính sách về khí hậu đầy lỗi thời của chính phủ và phản ứng lắp bắp trước vụ cháy. Địa vị của ông vẫn có thể được đảm bảo cho đến bây giờ, nhưng 61% người Úc cho rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách. Sớm hay muộn, ở những nơi khô, nóng trên toàn thế giới, các chính trị gia thất bại trong việc đối phó với thảm họa khí hậu có thể thấy uy tín của họ tan biến theo những đám khói.
Tham khảo The Economist