Những nền kinh tế khốn khó nhất thế giới 2016
Chỉ số nghèo khổ năm 2015 với các số liệu về lạm phát và tình trạng thất nghiệp đã dự đoán chính xác những nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới và theo bảng thống kê mới năm 2016, các nhà kinh tế cũng đưa ra những xếp hạng tương tự.
- 03-04-2016Argentina phải thua “quỹ kền kền”
- 18-02-2016Venezuela tuyên bố phá giá đồng nội tệ, tăng giá xăng sau 20 năm
- 07-02-2016“Venezuela có thể phải đổi vàng lấy tiền trả nợ”
- 05-02-2016“Hàng chục máy bay chở tiền từ nước ngoài về Venezuela”
- 26-10-2015Những khó khăn kinh tế chờ đợi tân Tổng thống Argentina
Theo số liệu này, Venezuela có thể vẫn “vinh dự” năm thứ hai liên tiếp đứng đầu danh sách những nền kinh tế “khốn khổ” nhất thế giới.
Với mức lạm phát phi mã trung bình khoảng 98,3% năm 2015 cùng tỷ lệ thất nghiệp 6,8% khiến đất nước Nam Mỹ này đứng đầu trong bảng chỉ số nghèo khó năm ngoái. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong năm nay cùng dự đoán của Bloomberg rằng giá tiêu dùng sẽ tăng 152% và tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên mức 7.7%, các nhà kinh tế cho rằng Venezuela vẫn duy trì là quốc gia kém hạnh phúc nhất trong năm 2016. Bảng xếp hạng 63 nền kinh tế được phân loại dựa trên tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mỗi quốc gia. Nước nào có số điểm cao hơn chứng tỏ nền kinh tế càng tụt dốc. Với số điểm 159,7, Venezuela có số điểm cao gấp ba đất nước đứng thứ hai là Argentina.
Sự sụt giảm giá dầu thô toàn cầu có sức tàn phá đặc biệt đối với Venezuela, nơi lượng dầu xuất khẩu chiếm tới 95%. Doanh thu giảm mạnh tạo ra gánh nặng cho ngân sách khi Venezuela đang nợ tới 10 tỷ USDS trái phiếu nước ngoài trong năm nay.
Tổng thống Nicolas Maduro, người từng tuyên bố “tình trạng khẩn cấp của nền kinh tế”, tháng trước đã nói với các nhà lập pháp rằng đã đến lúc phải nâng giá xăng dầu cũng như điều chỉnh tỷ giá đồng tiền cố định. Giá trị đồng tiền ở Venezuela đang ở mức thấp nhất thế giới mặc dù các chi phí hàng ngày cho các loại vật dụng và xa xỉ phẩm vẫn không ngừng tăng. Một bữa tối tại một nhà hàng sang trọng có thể tiêu tốn nhiều hơn một tháng lương trung bình của người dân đất nước này.
Trong khi đó, Bộ trưởng kinh tế mới của ông Maduro cho rằng sự tăng giá không tồn tại “trong đời sống thực” và đổ lỗi cho việc đầu cơ tích trữ, cho vay nặng lãi trong giới doanh nghiệp.
Tại Argentina, sau nhiều năm bị chỉ trích vì công bố những dữ liệu “ảo”, giới chức nước này cũng đang trong giai đoạn kiểm tra toàn bộ cơ quan thống kê quốc gia và đã dừng báo cáo một số chỉ số kinh tế cho đến khi công đoạn hoàn tất.
Trong khi Venezuela và Argentina phải vật lộn với tình trạng lạm phát, thì những nước còn lại trong top 5 nền kinh tế bất hạnh nhất thế giới năm 2016 cũng đang tuyệt vọng trong việc ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, đó là các nước Nam Phi, Hy Lạp và Ukraine.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ bức tranh kinh tế thế giới đều mang màu xám. Năm 2015 cũng chứng kiến những câu chuyện thành công, ví dụ như Ba Lan xếp thứ 42 so với thứ 19 trong năm trước đó khi dự án về chỉ số nghèo khổ mới được phát động. Nhưng năm 2016 có thể chứng kiến Ba Lan tiếp tục tụt dốc khi viễn cảnh về nền kinh tế và tài khóa không mấy chắc chắn do những chiến dịch tốn kém của đảng cầm quyền
Những nền kinh tế hạnh phúc nhất thế giới trong năm nay dường như không có nhiều thay đổi so với năm ngoái. Thái Lan, nhờ một cơ cấu “độc nhất vô nhị” cho phép tính nhiều người là có việc làm, sẽ chiếm vị trí nền kinh tế ít tụt dốc nhất. Singapore, mới có mặt trong bảng xếp hạng năm nay, sẽ đứng vị trí thứ hai từ dưới lên. Thụy Điển, Đài Loan và Nhật Bản cũng là các quốc gia có nền kinh tế phát triển trong năm nay.
Trường hợp của Thụy Điển khiến nhiều người tò mò nhất, mặc dù nước này có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng các nhà kinh tế lại chứng kiến sự sụt giảm về giá tiêu dùng trong năm nay. Các chiến dịch giảm giá có thể có lợi cho người tiêu dùng nhưng cũng có thể khiến các vấn đề của nền kinh tế thêm trầm trọng. Thụy Điển vẫn đang cố gắng duy trì sự ổn định tiền tệ hiện tại kể từ khi đồng tiền nước này sụt giảm một năm trước.
Các nhà kinh tế cũng nhìn thấy những dấu hiệu cải thiện của kinh tế nga, Romania và Ireland với vị trí tốt hơn trên bảng xếp hạng. Sau sự tụt dốc của giá dầu và tình trạng tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong năm 2015, các chuyên gia hy vọng sự phục hồi “chữ L” sẽ quay trở lại nước Nga và nhà xuất khẩu năng lượng lớn thứ ba thế giới này có thể quay lại mức tăng trưởng 1,3% trong năm 2017.
Bảng xếp hạng các nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới:
Nguồn: Bloomberg
Infonet