Những người dễ mắc bệnh ung thư thường "tiết kiệm" 3 thứ: Kiểm tra xem mình có mắc phải không để kịp thời thay đổi
"Tiết kiệm sai cách" cũng có thể là một tác nhân gây ung thư bởi nó có xu hướng khiến bạn thực hiện những thói quen tai hại nhiều hơn.
- 11-05-2020Cụ ông 64 tuổi đột nhiên mắc ung thư gan dù cả đời không bia rượu, hóa ra "thủ phạm" là thói quen tai hại của ông trong nhiều năm
- 10-05-2020Ung thư thận luôn "truy tìm" 2 nhóm người: 4 điều hiệu quả giúp bạn trốn thoát "án tử"
- 10-05-2020Ba chị em ruột đều lần lượt mắc ung thư vòm họng, quan sát bữa cơm người nhà mang đến bác sĩ liền hiểu ngay nguyên nhân
Khi nhắc đến những căn bệnh ảnh hưởng đến tuổi thọ của thời hiện đại, rõ ràng ung thư là căn bệnh không thể không nhắc tới. Ung thư là căn bệnh gây ám ảnh nhiều người, nó gây ra bởi sự rối loạn hoạt động bộ gen do đột biến, nhưng đồng thời cũng xuất phát từ nhiều yếu tố bên ngoài như môi trường, thói quen sống...
1. Tiết kiệm đồ ăn quá hạn: Thường cố gắng ăn thức ăn thừa, trái cây bị mốc
Để tiết kiệm, nhiều người luôn cố gắng để không phải vứt bỏ thức ăn thừa và trái cây bị mốc. Tuy nhiên, khi để lâu hoặc đã bị mốc thì đồ ăn sẽ không còn bổ dưỡng nữa, thậm chí chúng còn tạo ra nitrite và sản sinh vi khuẩn nếu để quá lâu .
Nitrite trong thực phẩm là một chất có thể gây ung thư được Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) công nhận. Tiêu thụ lâu dài các loại thực phẩm có chứa một lượng lớn nitrite sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Trái cây bị mốc thường được gây ra bởi sự sinh sôi của các vi sinh vật như Penicillium difficile. Độc tố của Penicillium difficile có thể gây rối loạn đường ruột của con người, phù thận và thậm chí có thể gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả những phần chưa bị mốc trên quả táo cũng có thể chứa penicillin vì vậy tốt hơn hết đừng bao giờ tiết kiệm thức ăn thừa và trái cây bị mốc để bảo vệ sức khỏe.
Cách làm đúng nhất: Cố gắng không nấu quá nhiều thức ăn, tốt nhất là ăn hết tất cả thực phẩm trong một bữa, từ bỏ thói quen ăn thức ăn thừa.
Không nên mua quá nhiều trái cây cùng một lúc. Đừng ăn nếu chúng có dấu hiệu bị mốc. "Ốm đau xuất phát từ miệng" vì vậy bạn đừng tiết kiệm quá nhiều khi ăn.
2. Tiết kiệm dầu ăn: Dùng lại dầu thừa trong một thời gian dài
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Illinois (Mỹ), khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.
Ngoài ra theo các chuyên gia, dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy. Hơn nữa, cặn thức ăn bị cháy sẽ đọng lại sau khi chiên rán, đôi khi mắt thường không thể nhìn thấy, đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư.
Cách làm đúng nhất:
- Khi nấu ăn, chúng ta nên chú ý cân đối lượng dầu chiên rán, cần biết dùng đủ, không phải cứ đổ tràn trề rồi còn thừa nhiều để dùng cho những lần sau.
- Chỉ có thể tái sử dụng dầu ăn thêm một lần nữa trong trường hợp chắc chắn dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói. Một khi dầu nóng và đã vượt qua điểm bốc khói thì hãy đổ đi.
3. Tiết kiệm điện: Không bật máy hút mùi trong khi nấu
Để tiết kiệm điện, nhiều người không bật máy hút mùi trong khi nấu. Một nghiên cứu từ năm 1996 đã chỉ ra rằng: Tiếp xúc với khói nấu ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc lên gấp 3,76 lần.
Trong khói bếp còn chứa hơn 200 chất có hại, bao gồm aldehyd, chuỗi benzen và các chất ô nhiễm khác... Trong số đó, benzopyrene và các chất khác được coi là các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Đây là lý do tại sao nhiều phụ nữ không hút thuốc hoặc có bất kỳ thói quen xấu nào nhưng vẫn mắc ung thư phổi.
Cách làm đúng nhất:
Bật máy hút mùi trước khi nấu, tốt nhất là tắt nó sau vài phút sau khi nấu, vệ sinh máy hút mùi thường xuyên, đảm bảo thông gió tốt, không bịt kín.
Tham khảo: Aboluowang
Nhịp sống Việt