MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những người không nên ăn rau mồng tơi

14-05-2023 - 22:10 PM | Sống

Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn rau mồng tơi.

Mồng tơi là loại rau quen thuộc và dễ ăn, nhất là vào mùa hè. Tuy tốt nhưng cũng có một số người được khuyến cáo không nên ăn mồng tơi. Dưới đây là những người không nên ăn mồng tơi.

Tác dụng của rau mồng tơi

Không chỉ được dùng để chế biến thức ăn, cây mồng tơi còn được coi là cây thuốc. Với chất nhầy pectin, cây mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, tốt cho người bị táo bón lâu ngày.

Trong Đông y, mồng tơi tính hàn, vị chua, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, chất nhầy pectin trong mồng tơi có tác dụng hấp thụ cholesterol, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp giảm cân. Nước cốt của mồng tơi tác dụng hỗ trợ làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên.

Rau mồng tơi còn có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai.

Những người không nên ăn rau mồng tơi - Ảnh 1.

Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Rau mồng tơi là loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Một số chất trong rau mồng tơi thậm chí có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội.

Tuy rau mồng tơi tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người không nên ăn rau mồng tơi.

Những người không nên ăn rau mồng tơi

Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

Rau mồng tơi dễ tạo ra mảng ố bám trên răng, do các axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Do đó, những người mới lấy cao răng nên kiêng rau mồng tơi 1- 2 tuần.

Người bị sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Do đó, người bị sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi.

Người mới lấy cao răng

Rau mồng tơi dễ tạo ra mảng ố bám trên răng, do các axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước.

Do đó, những người mới lấy cao răng nên kiêng rau mồng tơi 1- 2 tuần.

Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng. Ảnh minh họa: Internet

Người bị đau dạ dày

Rau mồng tơi chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Trên đây là những người không nên ăn rau mồng tơi. Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa mồng tơi nhé.

Theo Thanh Thanh/VTC News

VTCnews

Trở lên trên