Những sự kiện đáng chú ý tuần tới: NHTƯ Nhật và nhiều nước mới nổi họp về lãi suất, Mỹ công bố một loạt dữ liệu mới
Nhật Bản sẽ là ngân hàng trung ương lớn cuối cùng tổ chức cuộc họp chính sách trong năm nay, khi các nhà hoạch định chính sách của các nền kinh tế mới nổi cũng đánh dấu cuối năm bằng các quyết định về lãi suất. Thực trạng thị trường nhà đất của Mỹ cũng đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, trong khi thời tiết lạnh giá bất thường ở Châu Âu làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất điện và lo lắng mới về chi phí năng lượng.
- 17-12-2022Động thái mới của NHNN, tỷ giá sẽ ra sao trong thời gian tới?
- 17-12-2022Chuyên gia chỉ ra 6 thách thức với ngân hàng Việt Nam năm 2023
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý sẽ diễn ra trong tuần tới:
1/ Nhật Bản ra chính sách tiền tệ khi lạm phát tăng vọt
Ngay cả Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thái độ cực kỳ ôn hòa nhưng cũng không tránh khỏi việc các nhà đầu tư vẫn băn khoăn không rõ đã đến lúc ngân hàng này xoay trục chính sách hay chưa?
Giá tiêu dùng ở Tokyo tăng đột biến với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm đã khiến một số người bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản trước khi BoJ đưa ra quyết định chính sách vào thứ Ba (20/12). Suy đoán càng tăng cao bởi những gợi ý hiếm hoi từ các thành viên hội đồng chính sách rằng có lẽ đã đến lúc xem xét lại những biện pháp kích thích kinh tế cực kỳ dễ dàng.
Nhưng những người theo dõi sát BoJ nói rằng sẽ chưa có một sự thay đổi nào xảy ra cho đến khi Thống đốc Haruhiko Kuroda từ chức vào tháng Tư sau một thập kỷ cầm quyền. Có lý do chính đáng để BoJ trì hoãn điều đó: sự phục hồi kinh tế rất mong manh và lạm phát, mặc dù cao, nhưng không bằng mức của châu Âu và Mỹ.
Và thời hạn công bố dữ liệu CPI trên toàn quốc (thứ Sáu (23/12) sẽ đến sau khi BoJ công bố quyết định chính sách chỉ được đến hạn sau khi quyết định chính sách.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ lãi suất thấp kéo dài.
2/ Châu Âu chống chọi với thời tiết giá lạnh
Một đợt lạnh giá đột ngột ở châu Âu làm tăng nguy cơ mất điện và có thể làm trầm trọng thêm cú sốc năng lượng và lạm phát vốn đã cao ngất ngưởng. Đợt lạnh này cũng là phép thử cho quyết tâm của châu Âu trong việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động của cuộc chiến tranh ở Ukraine đối với nền kinh tế châu Âu.
Kho chứa khí đốt của châu Âu gần như đã đầy 90% nhờ việc các chính phủ các nước Liên minh châu Âu hành động để xây dựng kho dự trữ sau khi nguồn cung cấp của Nga bị gián đoạn, nhưng một loạt sự cố như ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt là ở Pháp, đã làm tăng thêm lo lắng về nguy cơ mất điện.
Pháp đang cố gắng ngăn chặn tình trạng cắt điện, và Đức đang rất cố gắng để tiếp tục bật đèn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng thật vô lý khi lo lắng rằng mất điện sẽ làm tê liệt cơ sở hạ tầng, trong khi các quan chức cảnh báo về khả năng mất điện và Liên đoàn Ngân hàng Pháp cho biết các máy rút tiền sẽ bị ảnh hưởng.
Những thương nhân cố gắng đánh giá mức độ suy thoái kinh tế của châu Âu là rất nghiêm trọng đang rất chú ý đến thông tin về thời tiết ở khu vực này.
Chỉ số PMI tổng hợp ở các nền kinh tế lớn của châu Âu (Màu xanh là tăng trưởng, màu đỏ là suy giảm)
3/ Thực trạng kinh tế Mỹ ra sao?
Mỹ có thể tránh được suy thoái kinh tế khi giá tiêu dùng tăng không?
Các nhà đầu tư sẽ có thông tin mới về nền kinh tế hàng đầu thế giới và áp lực lạm phát ở nền kinh tế này vào thứ Ba, khi dữ liệu về thị trường nhà đất được công bố, với cả số liệu về nhà bắt đầu xây và bán nhà sẵn có trong tháng 11. Vào tháng 10, tỷ lệ thế chấp tăng đã khiến doanh số bán nhà sẵn cócủa Mỹ giảm tháng thứ 9 liên tiếp, với hoạt động xây dựng nhà giảm mạnh, trong đó số nhà dành cho một gia đình mới xây giảm xuống mức thấp gần 2,5 năm.
Thứ Tư (21/12) cũng sẽ có kết quả cuộc khảo sát của Conference Board về niềm tin của người tiêu dùng tháng 12 - đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng vào tháng 11. Dữ liệu về chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cũng sẽ được công bố vào ngày 23/12 sau khi dữ liệu lạm phát gần đây thấp hơn dự kiến.
Số nhà bắt đầu xây ở Mỹ sụt giảm.
4/ Chính sách lãi suất của các nền kinh tế mới nổi
Một nhóm các ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi sẽ đánh dấu sự kết thúc của một năm mà quy mô và tốc độ tăng lãi suất tại các nền kinh tế đang phát triển đạt mức cao nhất trong nhiều năm.
Tại các nước châu Âu mới nổi, nơi áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng, các nhà hoạch định chính sách ở Hungary và Cộng hòa Séc sẽ họp vào thứ Ba (20/12) và thứ Tư (21/12), cả hai trong lần họp gần đây đều giữ tỷ lệ lãi suất ổn định nhưng cam kết sẽ tuyên chiến với lạm phát.
Thứ Năm (22/12) sẽ có kết quả các cuộc họp chính sách của Indonesia - nơi ngân hàng trung ương vừa đón nhận kết quả tăng trưởng kinh tế tích cực - cũng như của Ai Cập. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong cùng ngày, song những người theo dõi thị trường này dự báo sẽ không có thay đổi nào sau khi lãi suất được hạ xuống một con số trước cuộc bầu cử năm tới, bất chấp lạm phát gia tăng.
Chỉ số PMI toàn cầu.
5/ Những dự đoán về thị trường chứng khoán năm 2023
Giao dịch cổ phiếu là nghề kiếm sống của không ít người. Tuy nhiên, với tình trạng suy thoái kinh tế đang rình rập ở Mỹ và Châu Âu, các nhà quản lý tiền tệ lo ngại sẽ có một năm tồi tệ nữa đối với cổ phiếu và đang tập trung vào các giao dịch có mức độ rủi ro thấp.
Kết quả khảo sát của Deutsche Bank cho thấy các nhà đầu tư dự đoán chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 sẽ giảm 2,2% trong năm tới, với lý do suy thoái kinh tế tồi tệ hơn dự kiến.
Một xu hướng mà nhiều người đồng ý là lạm phát sẽ giảm bớt, làm gia tăng sức hấp dẫn của trái phiếu kho bạc Mỹ và tín dụng của các doanh nghiệp đầu tư, sau khi sụt giảm vào năm 2022.
Dự đoán USD sẽ giảm giá khi nền kinh tế Mỹ chậm lại đã làm dấy lên sự lạc quan về các thị trường mới nổi, vốn cũng sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19. Các nhà quản lý tiền tệ nhìn chung đều đặt cược vào đồng yen nhiều hơn so với đồng đô la, bởi có đồn đoán rằng BoJ sẽ rời bỏ các chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa của mình.
Lãi suất của các nền kinh tế mới nổi.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường