Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 23-27/9
Tiếp sau động thái hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tuần tới sẽ đến lượt Thụy Sỹ và Thụy Điển dự kiến sẽ diều chỉnh giảm lãi suất. Ngoài ra, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu lạm phát của Mỹ và kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh toàn cầu.
- 23-09-2024Nền kinh tế u ám ở khu vực 'người con cả của Trung Quốc'
- 23-09-2024Quyết chặn khí đốt đường ống Nga tới châu Âu, Ukraine sẵn sàng ‘hy sinh’ 800 triệu USD mỗi năm, ấp ủ kế hoạch riêng với EU
- 22-09-2024Nga 'bẻ gãy' lệnh trừng phạt của phương Tây: Đội tàu bị Mỹ và các đồng minh 'đóng băng' vẫn ung dung chở dầu Nga đi khắp nơi
Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần tới:
1/ THỤY ĐIỂN VÀ THỤY SỸ TRONG CUỘC ĐUA HẠ LÃI SUẤT
Các ngân hàng trung ương ở Thụy Điển và Thụy Sĩ sẽ là những đối tượng tiếp theo trong Cuộc đua cắt giảm lãi suất mạnh mẽ năm 2024.
Các nhà giao dịch dự đoán cả Thụy Điển và Thuy Sỹ sẽ hạ lãi suất tham chiếu sau khi kết thúc cuộc họp [lần lượt vào thứ Tư (25/9) và thứ Năm (26/9)] và có nhiều khả năng họ sẽ thực hiện thêm một vài lần cắt giảm lãi suất nữa từ nay đến cuối năm, nghĩa là năm 2025 mức giảm lãi suất sẽ không nhiều nữa.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên cắt giảm lãi suất vào tháng 3/2024. Thị trường hiện vẫn đang chia rẽ quan điểm về quy mô cắt giảm lãi suất của Thụy Sỹ vào thứ Năm tới. Việc đồng franc tăng giá, gần chạm mức cao nhất kể từ năm 2015, là điều mà SNB hoàn toàn không muốn vào lúc này, vì lạm phát đã chậm hơn so với dự báo của họ.
Trong khi đó, Riksbank của Thụy Điển gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ Tư, đặc biệt là khi tỷ lệ lạm phát hiện đang thấp hơn nhiều so với mục tiêu của ngân hàng, và rấ có khả năng sẽ giảm thêm 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 11.
2/ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ
Chỉ số lạm phát mà Fed rất ưa thích trong quá trình tìm kiếm cơ sở để điều chỉnh lãi suất - dự kiến công bố vào ngày 27 tháng 9 - sẽ cho biết áp lực giá cả ở Mỹ có tiếp tục giảm bớt hay không, ngay cả khi Fed cuối cùng đã bắt đầu rút khỏi chính sách tiền tệ hạn chế đã áp dụng suốt mấy năm qua để ‘nguội’ mát nền kinh tế.
Kết quả một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 8 có khả năng tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia ước tính chỉ số PCE của Mỹ tháng tháng 12/2024 sẽ tăng chậm lại còn 2,3% (so với cùng kỳ năm trước đó) và giảm nữa xuống còn 2,1% vào cuối năm 2025.
Các nhà đầu tư cũng sẽ nhận được những dữ liệu mới về niềm tin của người tiêu dùng và chỉ dố đơn đặt mua hàng hóa lâu bền trong tuần tới.
3/ DỮ LIỆU PMI – CHỈ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI
Dữ liệu sơ bộ về hoạt động kinh doanh của các nền kinh tế, được công bố từ thứ Hai trở đi, sẽ cung cấp bức tranh tổng quan mới nhất về tình hình kinh tế thế giới.
Chỉ số Quản lý sức mua tổng hợp (PMI) của khu vực đồng euro đã đạt tăng trưởng 6 tháng liên tiếp và của Vương quốc Anh đạt tăng trưởng 10 tháng liên tiếp, củng cố xu hướng tăng giá của đồng bảng Anh.
Thị trường hiện tại có vẻ vui mừng vì việc Fed hạ nửa điểm lãi suất sẽ giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Mỹ và toàn cầu. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò cho rằng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế là khoảng 30% (tỷ lệ này không thay đổi từ nhiều tháng nay).
Nhưng không phải tất cả các chỉ báo đều tươi sáng.
Tại cường quốc châu Âu là Đức, PMI đã giảm sâu và rơi vào vùng suy thoái - dưới mức 50 điểm trong tháng 8/2024 trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng không mấy lạc quan. Và đừng quên nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang vật lộn với những khó khăn nội tại - sẽ tác động tổn hại đến những nền kinh tế khác.
4/ NHẬT BẢN LỰA CHỌN THỦ TƯỚNG
Đảng cầm quyền Nhật Bản sẽ chọn nhà lãnh đạo mới và theo đó là thủ tướng mới vào ngày 27 tháng 9. Đây là một cuộc chạy đua nhiều người tham gia, với 9 ứng cử viên, trong đó ba người được coi là ứng cử viên hàng đầu mặc dù có quan điểm chính sách rất khác nhau.
Sanae Takaichi - người sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này - là một người theo chủ nghĩa phục hồi kinh tế, người đã cáo buộc Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất quá sớm. Ngược lại, Shigeru Ishiba là người chỉ trích các biện pháp kích thích tiền tệ trong quá khứ và nói rằng ngân hàng trung ương đang "đi đúng hướng chính sách" sau những đợt tăng lãi suất gần đây. Shinjiro Koizumi, con trai của cựu thủ tướng Junichiro Koizumi, cho đến nay chỉ nói rằng ông sẽ tôn trọng sự độc lập của Ngân hàng Nhật Bản.
Cuộc đua giành quyền lãnh đạo ở Nhật Bản làm phức tạp thêm công việc của ngân hàng trung ương - bất kể ai thắng. Một cuộc bầu cử bất ngờ có khả năng diễn ra vào cuối tháng 10, khiến cho quyết định chính sách của Ngân hàng Nhật Bản tại cuộc họp trong tháng 10 trở nên khó khăn.
5/ GIÁ VÀNG TRÊN ĐỈNH LỊCH SỬ
Giá vàng tăng vọt lên trên mức 2.600 USD lần đầu tiên trong lịch sử, kéo dài đợt tăng giá được thúc đẩy bởi thị trường đặt cược rằng Mỹ sẽ hạ lãi suất thêm nữa và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Vàng giao ngay kết thúc phiên thứ Sáu (20/9) tăng 1,3% lên 2.620,63 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2024 tăng 1,2% lên 2.646,20 USD/ounce.
Đợt tăng giá mới nhất của vàng thỏi đã được thúc đẩy sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chính thức bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ, với việc hạ lãi suất 50 điểm vcơ bản vào thứ Tư (18/9), làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với vàng.
Giá vàng đã tăng 27% trong năm 2024, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2010, do Fed xoay trục chính sách các nhà đầu tư tìm cách phòng ngừa những bất ổn do xung đột kéo dài ở Trung Đông và những nơi khác gây ra.
Tham khảo: Reuters
Nhịp Sống Thị Trường