Những tín hiệu mới từ "mỏ vàng" hơn 20 triệu tấn, lớn thứ 2 thế giới ở Việt Nam
Hiện Chính phủ chỉ đạo có dự án điều tra đánh giá toàn bộ trữ lượng và các thành phần các loại đất hiếm, đồng thời xác định nguyên tắc dựa vào thị trường để khai thác.
- 14-11-2023Sau đất hiếm, Trung Quốc lại cho thấy vị thế chi phối với kim loại được coi là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh tế thế giới
- 07-11-2023Không nói chơi, Trung Quốc vừa yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu đất hiếm báo cáo chi tiết đến từng kg để kiểm soát nguồn cung
- 16-10-2023Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới ở Trung Quốc vừa tạo "vận may lớn": Khẳng định ngôi vương!
- 14-07-2023Giá đất hiếm lao dốc
Chiều 4/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường sau khi Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn.
Trước đó, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) cho biết, vấn đề liên quan đất hiếm đang nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có trữ lượng lớn khoáng sản này.
Theo ông, đây là một tiềm năng của Việt Nam trong bối cảnh các nước trên thế giới và nước ta đang tập trung đầu tư các ngành công nghệ cao rất cần đất hiếm. Đại biểu Trần Quang Minh đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết rõ hơn về công tác khai khoáng, sử dụng và quản lý đất hiếm trong thời gian qua.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam vào khoảng 20,7 triệu tấn. Hiện nay Thủ tướng đang giao Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá trữ lượng tổng thể đối với đất hiếm. Việc khai thác chế biến các loại khoáng sản quan trọng thiết yếu này phải tính đến việc chế biến sâu, tinh, phục vụ cho công nghiệp, như sản xuất chip bán dẫn.
Nếu chế biến sâu được đất hiếm thì không chỉ phục vụ riêng cho chúng ta mà còn nghiên cứu cho xuất khẩu đất hiếm.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng các bộ ngành, các địa phương nhất là các địa phương có trữ lượng lớn khoáng sản như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai tăng cường công tác quản lý về đất hiếm, tránh việc khai thác, buôn bán trái phép.
Phó thủ tướng: Việt Nam không xuất khẩu đất hiếm thô
Sau khi Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm rõ thêm các vấn đề về vật liệu xây dựng, đất hiếm, về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên góc độ liên ngành, liên vùng, liên địa phương.
Liên quan đến vấn đề đất hiếm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đánh giá của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết, tổng lượng đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% trên thế giới, gồm cả đất hiếm nặng và nhẹ.
Thực tế thị trường đất hiếm hiện nay tăng khảng 4%/năm kể từ năm 2014 đến nay do các nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực pin, nam châm, xe điện, ứng dụng vũ trụ. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường hết sức phức tạp, chủ yếu do các nước lớn đang điều hành thị trường này, trong đó Trung Quốc nắm giữ trên 90%. Do đó, việc khai thác đất hiếm này đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao.
"Đã có dự án điều tra, đánh giá trữ lượng các loại đất hiếm, xác định nguyên tắc dựa vào cung cầu của thị trường để khai thác, đáp ứng được công nghệ tuyển chọn, không xuất khẩu đất hiếm thô" - Phó Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp có nhu cầu sử dụng đất hiếm, qua đó, bảo đảm cung – cầu bền vững hơn. Đây cũng là cơ hội thu hút đầu tư.
Phát biểu cuối phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tập trung một số nội dung.
Trong đó có nội dung liên quan đến đất hiếm đó là năm 2024 hoàn thành Đề án về điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược (đất hiếm) trên lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
Theo "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050", dự kiến trong thời kỳ đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm.
Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính trữ lượng đất hiếm ở nước ta có khoảng 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc, với khoảng 44 triệu tấn. Một số quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn khác: Brazil có khoảng hơn 21 triệu tấn, Nga có khoảng 21 triệu tấn, Ấn Độ có khoảng gần 7 triệu tấn…
Đất hiếm là tài nguyên quý làm nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao: điện tử, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang, xúc tác, nam châm, quang điện, chế tạo vũ khí, thiết bị y tế, công nghệ bán dẫn…
Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam phân bổ chủ yếu ở vùng Tây Bắc với nhiều mỏ được thăm dò, xác định giá trị kinh tế. Cụ thể là trữ lượng đất hiếm tập trung nhiều các mỏ thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận…
Đời sống và Pháp luật
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn
- Từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hạt điều từ Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana?