Những tỉnh, thành liên tiếp thuộc top địa phương “đắt đỏ” nhất cả nước có thu nhập bao nhiêu?
Từ năm 2015 - 2021, có 4 tỉnh, thành liên tiếp lọt top 10 địa phương có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước.
- 27-09-2022Quảng Bình có thêm dự án cảng biển 2.100 tỷ đồng
- 27-09-2022Đến tuổi nghỉ hưu nhưng mới đóng BHXH được 12 năm, làm thế nào để nhận lương hưu?
- 27-09-2022Chỉ riêng TP. HCM và Bình Dương đã chiếm hơn 30% FDI vào Việt Nam từ đầu năm
Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định. Hà Nội được chọn là gốc để so sánh giá của 62 tỉnh, thành còn lại.
Theo Niên giám thống kê 2021, top 10 tỉnh, thành có chi phí sinh hoạt đắt nhất cả nước vào năm 2015 gồm: Lai Châu (100.3%), Hà Nội (100%), Sơn La (99,27%), Lào Cai (99,02%), Điện Biên (98,85%), Điện Biên (98,85%), TP. HCM (97,39%), Hà Tĩnh (97,14%), Hà Giang (96,5%), Đà Nẵng (96,44%) và Bình Phước (96,12%).
Đến năm 2021, top 10 địa phương có chi phí sinh hoạt đắt nhất gồm: Hà Nội (100%), Quảng Ninh (99,5%), TP. HCM (98,98%), Đà Nẵng (96,4%), Hải Phòng (95,58%), Lào Cai (94,75%), Sơn La (94,58%), Lạng Sơn (94,55%), Khánh Hòa (94,55%) và Điện Biên (94,41%).
So với năm 2015, bảng xếp hạng năm 2021 có nhiều sự thay đổi rõ rệt nhưng có 4 địa phương luôn nằm trong top 10 là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Lào Cai.
Vì Hà Nội được chọn là gốc để so sánh giá của 62 địa phương còn lại nên chỉ số SCOLI của thành phố luôn ở mức 100%. Trong đó, có 4 năm Hà Nội là địa phương đắt đỏ nhất cả nước (năm 2016 và từ năm 2019 - 2021), các năm 2015, 2017 và 2018, Hà Nội xếp thứ 2/63 về mức độ đắt đỏ.
Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đạt hơn 6 triệu đồng/tháng, giảm 200.000 đồng so với năm 2020 và xếp thứ 3 trên cả nước. Từ năm 2016, Hà Nội luôn nằm trong top 3 địa phương có thu nhập cao nhất cả nước.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2015, Đà Nẵng xếp thứ 9/63 với mức giá bằng 96,44% so với Hà Nội. Đến năm 2017, thành phố “nhảy vọt” lên vị trí thứ 3, tăng 6 bậc so với năm 2015 với chỉ số SCOLI bằng 96,68%. Năm 2021, mức giá sinh hoạt của Đà Nẵng bằng 96,4% so với Hà Nội và xếp thứ 4 trên cả nước về mức độ đắt đỏ.
Năm 2021, Đà Nẵng có thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 5,2 triệu đồng/tháng, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành. Trước đấy, năm 2019 là năm thành phố có mức thu nhập cao nhất trong 10 năm trở lại đây với hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
Về mức giá sinh hoạt ở TP. HCM, thành phố có 2 năm (2017 và 2018) là địa phương đắt đỏ nhất cả nước. Năm 2021, chỉ số SCOLI của TP. HCM đạt 98,98% và xếp thứ 3/63 tỉnh, thành.
TP. HCM là địa phương có mức thu nhập hơn 6 triệu đồng/người/tháng vào năm 2021 và xếp thứ 2 trên toàn quốc. Từ năm 2002 - 2016, thành phố luôn là địa phương có mức thu nhập cao nhất cả nước. Từ năm 2018 đến nay, TP. HCM duy trì ở vị trí “á quân” (xếp sau Bình Dương), trong đó, năm 2019 là năm địa phương có thu nhập cao nhất với 6,7 triệu đồng/người/tháng.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bên cạnh 3 thành phố trực thuộc Trung ương liên tục lọt top địa phương đắt đỏ nhất cả nước còn có Lào Cai là tỉnh miền núi duy nhất.
Năm 2020, Lào Cai đứng thứ 5 về mức độ đắt đỏ trong tiêu dùng, bằng 96,52% so với Hà Nội. Lào Cai là tỉnh đắt nhất trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (rẻ nhất là Phú Thọ, bằng 91,07% so với Hà Nội, xếp hạng 56 toàn quốc). Đến năm 2021, chỉ số SCOLI của Lào Cai giảm xuống còn 94,75%, mức thấp nhất của địa phương kể từ năm 2015 đến nay. Với chỉ số này, Lào Cai xếp thứ 6 trên cả nước về mức độ đắt đỏ của chi phí sinh hoạt.
Đặc biệt, dù mức giá sinh hoạt khá cao, thu nhập của người dân ở Lào Cai lại không cao. Thu nhập bình quân của người dân tại địa phương này chỉ đạt 1,8 triệu đồng/người/tháng vào năm 2016 và xếp thứ 53 trên cả nước. Đến năm 2021, một tháng người dân tại Lào Cai trung bình kiếm được 2,51 triệu đồng, xếp thứ 55 trên cả nước.
Tổ quốc