Những trường hợp không được đấu giá đất ở Hà Nội
Kể từ ngày 3/3/2017, Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội chính thức có hiệu lực. Đây là quyết định quan trọng bao gồm nhiều quy định mới về đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất được áp dụng để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện tốt dự án.
- 03-03-2017Hà Nội hoàn thành hơn 90% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 07-02-2017Hà Nội dự kiến thu 10.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
- 21-08-2016Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần những thủ tục gì?
Theo đó, người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải bảo đảm các điều kiện có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên.
Bên cạnh đó phải bảo đảm đồng thời vốn của chủ sở hữu đáp ứng cho tất cả các dự án nhà đầu tư đang thực hiện cùng cam kết của tổ chức tín dụng về cho vay vốn để thực hiện dự án.
Quyết định cũng quy định, người tham gia đấu giá phải bảo đảm không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xác định nội dung này thông qua kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với các dự án được công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai tại các tỉnh, thành phố khác đối với chủ đầu tư.
Ngoài ra, chủ dự án phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.
Cũng theo quy định trên, những người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá, người thân (cha mẹ vợ, chồng, con, anh ruột, chị một, em ruột) của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá cũng không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Trường hợp người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cũng không được tham gia đấu giá.
Trí Thức Trẻ