Niêm phong máy móc, thu giữ toàn bộ khẩu trang y tế làm giả từ... giấy vệ sinh chưa kịp xuất xưởng
Cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong máy móc, thu giữ toàn bộ khẩu trang y tế làm giả từ giấy vệ sinh chưa kịp xuất xưởng của công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội).
- 14-02-2020Sản xuất khẩu trang bằng giấy vệ sinh: Có thể xử lý hình sự
- 13-02-2020Nóng: Phát hiện cơ sở sản xuất khẩu trang kháng khuẩn bằng… giấy vệ sinh
Sáng 14/2, liên quan đến , ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết, cơ quan chức năng hiện đã niêm phong toàn bộ hàng hoá, máy móc thiết bị tại Công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội). vụ việc hàng trăm nghìn khẩu trang y tế bị làm giả từ giấy vệ sinh
Trước đó, sáng 13/2, cơ quan chức năng đã phát hiện cơ sở này sản xuất khẩu trang giữa mùa dịch virus COVID-19 bằng "công nghệ" khiến nhiều người kinh ngạc: từ giấy vệ sinh.
Nguyễn Văn Long, thợ kỹ thuật của công ty TNHH Việt Hàn khai nhận đã mua một cuộn giấy vệ sinh từ Bắc Ninh có trọng lượng 40kg sau đó đưa về cơ sở sản xuất ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín.
Loại giấy thông thường này sẽ được đưa vào máy chạy để lồng vào khẩu trang 4 lớp thay cho lớp kháng khuẩn. Với số lượng 40kg giấy vệ sinh sẽ sản xuất ra khoảng 2-3 thùng mỗi thùng 50 hộp, mỗi hộp 50 chiếc (tương đương 5.000-7.500 chiếc khẩu trang).
Nam nhân viên khai, cơ sở đã sản xuất khẩu trang bằng giấy vệ sinh từ ngày mùng 2,3 Tết và đã bán một số lượng ra thị trường, hiện còn một số lượng chưa kịp bán thì bị lực lượng chức năng phát hiện.
Lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ toàn bộ khẩu trang y tế làm từ giấy vệ sinh chưa kịp xuất xưởng.
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Diệp Năng Bình, Văn phòng luật sư Tinh thông luật (Đoàn LS TP Hồ Chí Minh) cho biết, công ty TNHH Việt Hàn đã có hành vi sản xuất hàng giả được quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
Theo đó, hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Qua quá trình điều tra, các cơ quan chức năng xác định đủ yếu tố để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai