MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei Asia: Apple sẽ chuyển thêm năng lực sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam, bất kể ai là tổng thống Hoa Kỳ

"Đa dạng hóa rủi ro là mục tiêu chính trong dài hạn. Dự án tại Ấn Độ của Apple sẽ tiếp tục và không bị thay đổi vì kết quả bầu cử Mỹ", một nguồn tin chuỗi cung ứng nói với Nikkei Asia.

Ông Joe Biden chuẩn bị chuyển đến Nhà Trắng vào ngày 20/1 và thế giới công nghệ đang thở phào nhẹ nhõm. Họ rất hy vọng rằng Đảng Dân chủ sẽ xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và mang lại sự ổn định rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Nhưng cũng có những câu hỏi đặt ra cho ông Biden, bao gồm cả việc ông định kiềm chế Big Tech (các ông lớn công nghệ) ở Mỹ như thế nào và ông sẽ thực hiện các chính sách của mình ở phạm vi nào nếu đảng Dân chủ không giành được quyền kiểm soát Thượng viện.

Một trong những hy vọng lớn nhất mà thế giới công nghệ dành cho Biden là chấm dứt, hoặc ít nhất là làm chậm lại quá trình phân tách chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Kể từ khi Mỹ thêm Huawei Technologies vào danh sách đen về thương mại vào năm ngoái, các nhà cung cấp từ Mỹ của Huawei đã thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu. 

Năm nay, cuộc đàn áp rộng hơn của chính quyền Trump đối với các công ty công nghệ Trung Quốc - trong đó cố TikTok - đã đe dọa sẽ gây thiệt hại lớn hơn cho ngành công nghệ Mỹ. Thung lũng Silicon lo ngại rằng, căng thẳng sẽ dẫn đến sự trả đũa từ Trung Quốc và tạo thêm khó khăn cho các công ty đa quốc gia.

Những người trong ngành cho rằng ông Biden ít có khả năng thúc đẩy việc phân tách chuỗi cung ứng ra như vậy. Họ cho rằng ông sẽ đưa ra nhiều chiến lược mới hơn.

"Tôi nghĩ Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc, nhưng ông ấy sẽ có chiến lược hơn một chút về mối quan hệ này", Orit Frenkel, một nhà đàm phán thương mại cho biết. "Cách tiếp cận của Trump đối với Trung Quốc, trong đó có việc tăng thuế quan, đã gây ra thiệt hại về tài sản thế chấp cho các công ty Mỹ", Frenkel nói thêm.

Tuy nhiên, ngay cả dưới thời Tổng thống Biden, sự cạnh tranh về công nghệ giữa hai siêu cường vẫn sẽ căng thẳng hơn nữa. Mỹ sẽ tiếp tục coi sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng ở đó là những rủi ro về an ninh quốc gia.

"Biden muốn mang thêm chuỗi cung ứng trở lại Hoa Kỳ. Đó là một cách để giúp xây dựng lại nền kinh tế Mỹ. Nhưng ông ấy sẽ không hà khắc như Trump trước đây", Darrell West, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu quản trị tại Viện Brookings cho hay.

Apple, HP, Dell và Google đều yêu cầu các nhà cung cấp của họ giúp chuẩn bị các phương án chuyển sản xuất ra "ngoài Trung Quốc", trong khi nhiều công ty điện tử chủ chốt đã mở rộng cơ sở sản xuất tại nhiều quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.

Simon Lin, Chủ tịch Wistron, một nhà lắp ráp và cung cấp cho Apple, Acer, HP và Dell, tin rằng: "Xu hướng đa dạng hóa này sẽ không thay đổi trong dài hạn". Những nguồn tin thận cận với kế hoạch Apple cho biết, công ty này sẽ chuyển thêm năng lực sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam, bất kể ai ngồi trong phòng Bầu dục".

"Đa dạng hóa rủi ro là mục tiêu chính trong dài hạn. Dự án Ấn Độ của [Apple] sẽ tiếp tục. Nó sẽ không bị thay đổi vì kết quả bầu cử Mỹ", một nguồn tin chuỗi cung ứng nói với Nikkei Asia.

H.A

Nikkei Asia

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên