MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei Asia: Loạt nền tảng giao hàng tại Việt Nam gặp khó khi đơn hàng có, nhưng shipper thì không

Nikkei Asia: Loạt nền tảng giao hàng tại Việt Nam gặp khó khi đơn hàng có, nhưng shipper thì không

Dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp khiến nhiều văn phòng buộc phải đóng cửa, các hoạt động kinh doanh lên xuống thất thường ngay cả đối với dịch vụ giao hàng, với một vài hoạt động thương mại vẫn được phép hoạt động trong thời kỳ giãn cách xã hội.

MarketOi, startup về giao hàng có trụ sở tại TP. HCM, đang đối mặt phải thách thức khi khách hàng mắc kẹt ở nhà với chiếc phiếu đi chợ giới hạn 2 lần mỗi tuần. Song, các shipper của họ cũng khó có thể giao hàng vì cấm đường, các trạm kiểm soát và tình trạng thiếu nguồn cung hàng thực phẩm.

Bà Chi Đỗ, Giám đốc điều hành MarketOi chia sẻ, công ty đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ giao hàng cho khách đều nhận lại được niềm vui, vì việc giao hàng này chính là một việc làm có ích cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, bà cũng nói thêm, trước đây khá ít khách hàng lựa chọn giao hàng tận nhà, nhưng giờ đây nó đã trở nên thiết yếu khi mỗi ngày đều hàng chục tỉnh, thành phố đều đang ở trong thời kỳ giãn cách. Hầu hết mọi người đều ở nhà và mua sắm tất cả mọi thứ qua mạng.

Các dịch vụ gọi xe như Grab, Gojek và Be Group của Việt Nam đều chuyển trọng tâm sang giao hàng sau khi việc cung cấp dịch vụ gọi xe bị cấm vào các thời điểm khác nhau ở các thành phố lớn.

Cả ba công ty đều chứng kiến sự bùng nổ lớn về đơn đặt hàng, đặc biệt là đối với hàng thiết yếu và bưu kiện sau khi các nhà hàng buộc phải đóng cửa do cách ly xã hội. Tuy nhiên, hiện các dịch vụ giao hàng này cũng bị hạn chế lại. Điển hình như nhu cầu đặt hàng đã tăng gấp 10 lần vào giữa tháng 7, nhưng 2 tuần sau, dịch vụ giao hàng lại bị tạm ngừng hoạt động.

Người phát ngôn viên của Be chia sẻ với Nikkei: "Sau khi xem xét nghiêm ngặt và cẩn thận tất cả các yếu tố tại thời điểm này, chúng tôi quyết định tạm thời ngừng các dịch vụ để ưu tiên phòng chống Covid-19 và đồng thời cũng tham gia chiến dịch tiêm chủng cho các tài xế".

Grab và Gojek cũng tạm dừng tất cả các dịch vụ tại Hà Nội, chỉ giao hàng một cách hạn chế ở TP. HCM. Theo đó, các siêu thị cũng chuyển sang hoạt động ở các app điện thoại, đồng thời cũng thử sức với cách giải pháp sáng tạo hơn, như dựng các quầy hàng trên vỉa hè để mọi người có thể mua sắm ngoài trời. Hay hiện nay, ngay cả những chiếc xe buýt từng chở khách trước kia giờ cũng được sử dụng như một sạp rau di động.

Cùng thời điểm này, Central Retail của Thái Lan, công ty sở hữu Go!, Big C và Tops Market, cũng có phương pháp riêng để tiếp tục kinh doanh trong mùa dịch. Họ đã đưa các cửa hàng của mình lên Tiki, trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, và Zalo Shop mục liên kết của ứng dụng tin nhắn lớn nhất Việt Nam.

Gojek cho biết họ đang trong quá trình triển khai thực hiện tiêm phòng Covid-19 cho các tài xế. Tương tự, Grab cũng đang trong quá trình thực hiện việc tiêm chủng này.

Grab cho biết: "Chúng tôi liên tục cải thiện dịch vụ của mình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất có thể, vì nhu cầu sử dụng dịch vụ giao hàng trong thời điểm hiện nay ngày càng tăng cao".

Ngoài ra, thương mại điện tử và logistic cũng bị ảnh hưởng bởi các quy định như hạn chế đi lại và thậm chí còn phải đối mặt với những giới hạn đi lại giữa các quận trong cùng thành phố.

Lazada, thuộc sở hữu của Alibaba Group Holding của Trung Quốc, đã giải quyết vấn đề bằng cách chia các nhân viên logistic làm việc theo các ca khác nhau và khuyên khách hàng của mình đặt hàng từ những người bán gần nơi ở của họ.

Chia sẻ với Nikkei Asia, Lazada cho biết mong nhận được sự hợp tác của những người bán hàng, đặc biệt là những người bán các mặt hàng thiết yếu, để phục vụ cho người dân sống ở vùng dịch.

Các doanh nghiệp khác cũng đang chú ý hơn đến các mặt hàng thiết yếu, các hiệu thuốc và thậm chí cả các nhà máy bia thủ công cũng chuyển mình sang bán chuối, bánh mì baguette và các loại thực phẩm khác.

Trong khi đó, các shipper vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự bất ổn của các quy định giãn cách. Hiện các shipper đã được yêu cầu đeo băng nhận dạng, xuất trình mã QR cung cấp thông tin chi tiết về việc giao hàng.

Vào năm ngoái, những nước rơi vào trạng thái giãn cách xã hội điển hình như Mỹ đã coi các nhân viên bán hàng tạp hóa và tài xế giao hàng là những người lao động thiết yếu. Điều này cũng dần trở thành hiện thực tại Việt Nam

Gojek đưa ra phát biểu vào ngày 28/7: "Các shipper cũng có thể được coi là những ‘anh hùng’ trên đường phố trong thời kỳ đại dịch này. Họ giúp mọi người yên tâm ở nhà, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu giãn cách xã hội".

Linh Ngô

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên