Nikkei: Các ông lớn toàn cầu đang bị ảnh hưởng như thế nào vì virus Corona?
Foxconn và các nhà cung cấp khác tại Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để khởi động lại sản xuất.
- 10-02-2020Công tác phòng chống virus Corona ở Vĩnh Phúc như thế nào?
- 10-02-2020Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt, Samsung giao cho đơn vị cung cấp 160.000 suất ăn/ngày mua rau, trái cây, thủy sản Việt Nam
- 10-02-2020Các "ông lớn" FDI lo ngại sản xuất bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona
Chuỗi cung ứng công nghệ của Trung Quốc vẫn tiếp tục “đứng yên”. Các nhà cung cấp chính cho Apple đang nỗ lực khởi động lại việc sản xuất iPhone, iPad và các thiết bị khác trong bối cảnh lo ngại rằng virus corona có thể lây lan qua các nhà máy và ký túc xá – nơi có hàng ngàn công nhân sống tại đây.
Một số nhà máy sản xuất iPhone quan trọng của Apple tại Trung Quốc đã được các quan chức y tế địa phương cho phép tiếp tục sản xuất sau khi họ kết thúc kiểm tra sức khỏe vào tối Chủ nhật. Tuy nhiên, các vấn đề đã xuất hiện ở một số cơ sở, bao gồm cả nơi sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, do Foxconn vận hành. Các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được yêu cầu kiểm tra sức khỏe cộng đồng hàng ngày.
Hầu hết các nhà máy lắp ráp iPhone quan trọng, bao gồm Foxconn, Pegatron và Wistron, đang nhắm đến việc khởi động lại ngay từ thứ Ba, nhưng tình trạng thiếu công nhân vẫn là một trở ngại đáng kể.
Bạn có thể đọc thêm tác động kinh tế của dịch Corona tại đây
"Việc chúng tôi có tiếp tục làm việc hay không không phải là vấn đề. Vấn đề là liệu chúng tôi có đủ nhân công hay không", một nguồn tin tại chuỗi cung ứng iPhone cho biết.
Chuỗi thực phẩm lớn Jiumaojiu International Holdings cho biết vào tối Chủ nhật rằng họ sẽ gia hạn đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình, cả các địa điểm tự vận hành và nhượng quyền (đã đóng cửa kể từ ngày 29/1). Công ty được niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông vào tháng trước, điều hành trực tiếp 287 nhà hàng và 41 nhà hàng khác dưới dạng nhượng quyền thương mại, tại 4 thành phố lớn và 15 tỉnh, bao gồm cả Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, theo bản cáo bạch của công ty được công bố vào cuối năm.
Trong khi đó, công ty Cabio Bioengineering (Vũ Hán) đang vật lộn với mạng lưới giao thông bị tê liệt của thành phố. Nhà sản xuất thành phần thực phẩm cho biết nhà máy của họ - nằm trong khu vực phát triển kinh tế ở ngoại ô Vũ Hán - không thể tiếp tục hoạt động như dự kiến vì việc tạm ngừng giao thông công cộng đang ngăn cản nhân viên đến làm việc. Công ty cũng cho rằng các công ty khác nhau ở tỉnh Hồ Bắc sẽ không thể hoạt động trở lại trước nửa đêm ngày 13/2, dựa trên một thông tư gần đây từ chính quyền.
Gián đoạn trong hoạt động du lịch cũng đang ngăn cản các công ty bên ngoài Vũ Hán trở lại làm việc như dự kiến. Công ty Vanadi Titano-Magnetite Mining của Trung Quốc đã công bố vào thứ Sáu rằng các hoạt động của mỏ Maoling tại tỉnh Tứ Xuyên vẫn sẽ tiếp tục bị tạm ngừng sau kỳ nghỉ kéo dài. Công ty cũng nói rằng đa số các công nhân công trường thực hiện các hoạt động ngầm trong mỏ từ tính đến từ các tỉnh Hồ Bắc và Chiết Giang và họ sẽ không thể trở lại làm việc.
Hengxing Gold Holding cũng đang trì hoãn việc khai thác trở lại (dự kiến ban đầu vào thứ Hai). Công ty cho biết vào thứ Sáu rằng việc hoạt động trở lại là không chắc chắn, mỏ Gold Mountain của họ ở Tân Cương sẽ có thể khởi động lại nếu được chính phủ phê duyệt và lực lượng lao động quay trở lại làm việc.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, mức thiệt hại khủng khiếp nhất có thể đã xuất hiện, do virus corona bùng phát ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Trung Quốc – giai đoạn mà cầu dịch vụ tăng cao nhất.
China Film đã phải đóng cửa tất cả 141 rạp chiếu phim của mình trên toàn quốc, trong khi Shanghai Film và Hengdian Entertainment cũng ở trong tình trạng tương tự. Chưa có số liệu nào được công bố, nhưng doanh thu phòng vé của China Film trong kỳ nghỉ này năm ngoái là 144,03 triệu nhân dân tệ (20,6 triệu USD), chiếm 8% doanh thu bán vé hàng năm.
Ngay cả các công ty đã xoay xở để hoạt động trở lại cũng không thể tránh khỏi những khó khăn tiềm ẩn sắp tới. Hunan Valin Iron & Steel Group cho biết sản xuất "ổn định" trong thời điểm hiện tại, nhưng nói thêm rằng nếu các công trường xây dựng tiếp tục bị trì hoãn hơn nữa, họ sẽ xem xét giảm sản lượng.
Công ty chất bán dẫn Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) - một công ty sản xuất chip lớn của Trung Quốc - tiết lộ tại Sở giao dịch Hồng Kông hôm thứ Sáu rằng họ đang làm việc chăm chỉ để duy trì tình trạng hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Công ty công nghệ lớn này đang đứng vững, nhưng Chủ tịch Zhou Zixue, thừa nhận rằng: "Việc phòng ngừa và kiểm soát hiện tại của virus corona mới là nghiêm trọng và nhiệm vụ đó là rất khó khăn."
Tuyên bố của SMIC được đưa ra khi Foxconn đang thực hiện các nỗ lực “phi thường” để khởi động lại hoạt động sản xuất - thậm chí họ còn đi xa hơn - bắt đầu sản xuất khẩu trang y tế cho nhân viên của mình.
Các thông điệp mâu thuẫn từ chính quyền địa phương và trung ương ở Trung Quốc về việc khi nào có thể - hoặc nên - khởi động lại sản xuất khiến cho Foxconn và các nhà cung cấp công nghệ khác gặp khó.
"Tình trạng hiện tại là cả nhà sản xuất và chính phủ đều hy vọng mọi người có thể quay lại làm việc, vì điều đó rất quan trọng đối với nền kinh tế. Nhưng không bên nào muốn trở nên quá “liều lĩnh”, vì không ai có thể gánh nổi hậu quả và trách nhiệm”, nguồn tin của Nikkei cho biết. "Các nhà cung cấp thì ở nhiều khu vực khác nhau của Trung Quốc, và và các chính quyền địa phương lại có các quy định khác nhau."
Trong số các công ty Nhật Bản, nhà sản xuất lốp xe Bridgestone dự kiến sẽ mở cửa lại các nhà máy vào thứ Hai tại Vô Tích, Thiên Tân và các thành phố khác, nhưng việc mở cửa trở lại đã bị trì hoãn do khó khăn trong việc đảm bảo đủ công nhân. Họ dự kiến sẽ mở cửa trở lại trong vòng một tuần.
Mazda Motor và Isuzu Motors cũng đã hoãn việc mở cửa trở lại các nhà máy Trung Quốc. Toyota Motor dự định cho các nhà máy ở Trung Quốc hoạt động trở lại từ ngày 17/2.
"Sẽ không có việc gì cho đến ngày 17", một quản lý cấp cao tại một nhà cung cấp Quảng Châu cho các nhà máy của Toyota cho biết. "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài ngồi ở nhà."
Một nhà sản xuất phụ tùng ô tô tại Quảng Châu đã khởi động lại dây chuyền sản xuất vào thứ Hai, nhưng "nhân sự chỉ bằng 60% mức bình thường", một nhân viên cho biết.
Trí Thức Trẻ
- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19