MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei giải mã nguyên nhân Việt Nam là thị trường xuất khẩu đứng đầu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, Việt Nam là nước dẫn đầu trong khối ASEAN khi chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đóng góp gần 1/4 kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 9 tháng đầu năm.

Theo Nikkei Asian Review, chuỗi cung ứng đa dạng của Trung Quốc đã giúp quốc gia này lấy lại đà tăng trưởng thương mại trong những tháng vừa qua, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 cũng như căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố ngày 13/10 cho biết, trong tháng 9, xuất khẩu của quốc gia này tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 239,7 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 9 tăng 13,2%, đạt 202,7 tỷ USD. Đây là mức tăng mạnh nhất của kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay.

Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu Trung Quốc giảm 0,8% xuống còn 1,8 nghìn tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 3,1% xuống 1,4 nghìn tỷ USD. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc cũng tăng 7 tháng liên tiếp, đạt 51,5 điểm trong tháng 9, cho thấy sự tăng trưởng về đơn đặt hàng và hoạt động sản xuất của quốc gia này.

Đáng chú ý, các quốc gia thành viên ASEAN chính là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch giữa hai bên trong giai đoạn này đạt 481 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 267 tỷ USD, tăng 4,9%; nhập khẩu đạt 214 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong khối ASEAN khi chiếm 29% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đóng góp gần 1/4 kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực Đông Nam Á.

Xét về hàng hoá, phần lớn xuất khẩu của Trung Quốc là hàng dệt may (tăng 33%), theo sau là thiết bị y tế và thiết bị điện. Phần lớn nhập khẩu của Trung Quốc là máy móc và thực phẩm, bao gồm thịt và ngũ cốc. Ngoài ra, lệnh cấm của Hoa Kỳ vào ngày 15/9 đối với tập đoàn công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc đã thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường mua những lô hàng linh kiện công nghệ và phần mềm từ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ trước thời hạn quy định có hiệu lực.

Theo báo cáo vừa qua của UBS Global Research, mức tăng trưởng của Trung Quốc vừa qua thấp hơn so với năm 2019, do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ và làn sóng dịch chuyển của các công ty Trung Quốc sang Đài Loan và Việt Nam.

UBS nhận xét, việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu hàng điện tử sang Việt Nam cho thấy rõ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, làn sóng dịch chuyển của các nhà máy Trung Quốc tại Hoa Kỳ sang Việt Nam đã khiến cho xuất khẩu linh kiện của Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh. Guoguang Electric là một ví dụ điển hình về việc doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hoạt động sang Việt Nam.

Chuyên gia phân tích kinh tế tại Verisk Maplecroft, ông Yu Kaho kết luận, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chậm lại trong vài tháng tới do các hộ gia đình ở nước ngoài đã chuẩn bị hết đồ dùng cần thiết cho phương thức làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, tiêu dùng nội địa vẫn còn yếu do Chính phủ tập trung hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng. Nhập khẩu của Trung Quốc cũng sẽ phụ thuộc vào tính bền vững của sự phục hồi và quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên