Nikkei giảm hơn 4,2%, khép lại phiên tệ nhất kể từ cú sập đầu tháng 8
Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương cũng chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 4/9.
- 04-09-2024JPMorgan: Thật sai lầm khi tin rằng chứng khoán sẽ tăng ‘chưa từng có’ khi Fed cắt giảm lãi suất
- 29-08-2024Khối ngoại bất ngờ tháo chạy, rút cả tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán 'hot' nhất nhì châu Á: Chuyện gì đang xảy ra?
- 24-08-2024Em trai tỷ phú giàu nhất châu Á bị cấm giao dịch chứng khoán trong 5 năm vì 'rút ruột' hơn 1 tỷ USD
- 24-08-2024Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất
Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 4,24% xuống còn 37.047 điểm. Topix cũng giảm 3,65% xuống 2,633 điểm. Cả 2 chỉ số này đều chứng kiến phiên giảm mạnh nhất kể từ cú sập ngày 5/8.
Dẫn đầu cú sập của chứng khoán Nhật Bản là các cổ phiếu liên quan tới bán dẫn. Renesas Electronics giảm 8,5%, Tokyo Electron giảm 8,55% còn Advantest giảm 7,74%. Cổ phiếu Softbank, công ty sở hữu nhà thiết kế chip ARM, cũng giảm 7,74%.
Tình cảnh này không chỉ ở riêng Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, Kospi giảm 3,15% xuống 2.580 điểm. Kosdaq cũng giảm 3,76%. Cổ phiếu các gã khổng lồ ngành chip như Samsung Electronics và SK Hynix – vốn là nhà cung ứng của Nvidia – cũng lần lượt giảm 3,31% và 8,02%.
Chứng khoán đảo Đài Loan, Trung Quốc cũng giảm. Taiwan Weighted Index mất 4,52% trong khi cổ phiếu TSMC giảm 5,21% còn Hon Hai Precision Industry, thường được biết tới với cái tên Foxconn, giảm 3,51%.
Hang Seng cũng giảm 1,2%. Cổ phiếu ngành chip Trung Quốc, dù không liên quan nhiều tới Nvidia, cũng không tránh được sự sụt giảm.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á chịu ảnh hưởng từ cú sập trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên 3/9. Riêng cổ phiếu Nvidia đã mất hơn 9% giá trị. Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt giảm 1,51%, 2,12% và 3,26%.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường