MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei: Việt Nam sắp có trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng LNG

Tập đoàn Xăng dầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều có kế hoạch nhập khẩu năng lượng để phục vụ nhu cầu tăng trưởng nóng

Petrolimex đã tiết lộ dự định sẽ xây dựng trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG Terminal) đầu tiên của Việt Nam với mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để khắc phục tình trạng thiếu điện.

Chủ tịch Tập đoàn Xăng dầu Phạm Văn Thanh trả lời Nikkei: "Chúng tôi sẽ đặt những nỗ lực của mình vào hoạt động kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng như một lĩnh vực mới để phát triển".

Petrolimex sẽ tập trung xây dựng trạm đầu mối LNG tại tỉnh duyên hải phía nam Khánh Hòa. Các cơ sở tiếp nhận sẽ được xây dựng cạnh một kho chứa xăng dầu. LNG sẽ được cung cấp cho một nhà máy điện chạy bằng khí đốt được xây dựng gần đó bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.

Dự kiến, trạm đầu mối sẽ hoàn thiện công việc xây dựng và đi vào hoạt động ​​vào cuối những năm 2020. Được vận hành, nó sẽ cung cấp cho Việt Nam 6.000 MW năng lượng. Toàn bộ khoản đầu tư, bao gồm nhà ga và nhà máy điện ước tính trị giá khoảng 3,6 tỷ USD.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đang có kế hoạch để xây dựng trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng đầu tiên của Việt Nam tại cảng phía Nam của Thị Vải. Trong tháng này, họ sẽ phải thắng trong cuộc đấu thầu dự án. PetroVietnam có thể sẽ khởi công ngay trong năm nay, để có thể vận hành trạm sớm nhất vào năm 2023. Với dự kiến công suất lên đến 1 triệu tấn LNG mỗi năm, trạm đầu mối của họ sẽ có khả năng cung cấp nhiên liệu cho nhiều nhà máy điện được xây dựng đồng thời, với sản lượng tổng cộng lên tới 1.500 MW.

Việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng sẽ bao gồm: cảng biển nước sâu để tiếp nhận tàu LNG; các trạm đầu mối; hệ thống bồn chứa có khả năng lưu trữ LNG ở nhiệt độ rất thấp và áp suất cao để nhập khẩu một khối lượng lớn LNG. Tất cả đều đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu công nghệ cao. 

Với vai trò như công xưởng thế giới, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng rất cao trong một vài năm trở lại đây. Với 10% mỗi năm, nhu cầu điện đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Các nhà sản xuất trên toàn thế giới, bao gồm cả những nhà đầu tư rời khỏi Trung Quốc do chi phí nhân công lắp đặt, đang có xu hướng chuyển nhà máy sang Việt Nam.

Nikkei: Việt Nam sắp có trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng LNG - Ảnh 1.

Gần 10 trạm đầu mối LNG đang trong giai đoạn lên kế hoạch xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Trong đó bao gồm một dự án tại tỉnh Bình Thuận của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác với công ty AES của Hoa Kỳ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cảnh báo rằng khủng hoảng trong ngành cấp điện sẽ vẫn là vấn đề nan giải trong một thời gian tới. Ông chỉ định cần phải xây dựng nhanh các nhà máy điện, đặc biệt là ở khu vực phía Nam, nơi vấn đề thiếu điện đang ngày một nghiêm trọng hơn.

Việt Nam là một quốc gia sản xuất than, các nhà máy đốt than hiện đang chiếm gần 40% sản lượng điện, ngang với thủy điện. Dự trữ khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục chiếm khoảng 20% nguồn năng lượng. Điện than gây ra ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Các công ty khai thác cũng đã cạn kiệt than từ các mỏ dễ tiếp cận, chi phí nhập than dự kiến cũng ​​sẽ tăng lên.

Nikkei: Việt Nam sắp có trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng LNG - Ảnh 2.

Ban đầu, Việt Nam đã xem xét nhập khẩu năng lượng hạt nhân, nhưng cuộc khủng hoảng năm 2011 tại Fukushima Nhật Bản đã thay đổi kế hoạch đó. Giờ đây, Việt Nam chuyển hướng sang khí đốt tự nhiên, phát thải ít carbon hơn than. Nhưng sản xuất khí đốt của Việt Nam dự kiến sẽ sụt giảm nhanh chóng sau năm 2020 khi nguồn khí đã cạn kiệt. Vì vậy, LNG sẽ được nhập khẩu để tiếp tục đáp ứng cầu năng lượng.

Tuy nhiên, các dự án trạm đầu mối LNG lớn sẽ phải cạnh tranh với một loạt các dự án cơ sở hạ tầng khác đang được đề xuất để chính phủ phê duyệt.

Khí tự nhiên đang là xu hướng năng lượng ở Đông Nam Á. Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nhập khẩu nhiên liệu LNG vào năm 2011, đã đạt 3,95 triệu tấn trong năm 2017, tăng 30% so với năm trước. Nhập khẩu LNG của Malaysia tăng 40% lên 1,8 triệu tấn. Indonesia và Philipines, các nước từng là nhà xuất khẩu LNG, sẽ bắt đầu phải nhập khẩu vào đầu những năm 2020.

Đông Nam Á đang trở thành một khu vực tiêu dùng LNG lớn. Nhu cầu LNG toàn cầu đã tăng 8,5%, lên 380 triệu tấn trong năm ngoái, theo Bloomberg New Energy Finance. Con số đó được dự báo sẽ đạt 450 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ sử dụng 44 triệu tấn, đứng thứ ba sau Ấn Độ (61 triệu tấn) và Trung Quốc (53 triệu tấn).

Nguyễn Thái Quỳnh Trang

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên