MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

NLĐ đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu có bị buộc phải nghỉ hưu sớm?

Câu trả lời là không. Nếu người lao động đã đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì có thể lựa chọn một trong 2 cách giải quyết: Bảo lưu BHXH đợi đến đủ tuổi nghỉ hưu, hoặc lựa chọn nghỉ hưu sớm nếu đủ điều kiện.

Bảo lưu thời gian đóng BHXH

* Điều kiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

Luật BHXH năm 2014 đã chỉ ra các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội gồm:

- Nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (Điều 61);

- Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội 1 lần (Điều 78).

Theo đó, người lao động có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.

* Mức hưởng lương hưu:

Việc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu, cũng như không làm giảm tỷ lệ % lương hưu của người lao động.

Do đó, lương hưu của người lao động vẫn được tính theo công thức tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng như sau (Điều 56 Luật BHXH):

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2021 là 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Lao động nam nghỉ hưu năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

* Thời điểm hưởng lương hưu:

Là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định (khoản 3 Điều 59 Luật BHXH).

Nghỉ hưu trước tuổi nếu đủ điều kiện

* Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021:

Theo Điều 219 BLLĐ năm 2019, người lao động được nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động:

NLĐ đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu có bị buộc phải nghỉ hưu sớm? - Ảnh 2.

- Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động:

NLĐ đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu có bị buộc phải nghỉ hưu sớm? - Ảnh 3.

* Mức hưởng lương hưu hàng tháng:

Lương hưu hàng tháng của người lao động nghỉ hưu trước tuổi vẫn tính theo công thức:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng vẫn được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm (lao động nữ nghỉ hưu từ 2018) và 19 năm (lao động nam nghỉ hưu từ 2021, từ 2022 là 20 năm).

- Lao động nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu sau đó quy định giảm 2% (khoản 3 Điều 56 Luật BHXH 2014). Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm.

Có thể thấy, người lao động nghỉ hưu sớm trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động sẽ không bị giảm tỷ lệ lương hưu. Trong khi đó, người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động sẽ bị thiệt thòi hơn so với trường hợp nghỉ hưu đủ tuổi vì mức hưởng lương hưu thấp hơn.

* Thời điểm hưởng lương hưu: Là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên