Doanh nghiệp có liên quan Vạn Thịnh Phát nợ gốc và lãi trái phiếu lên tới gần 5.500 tỷ đồng đổi sang nữ chủ tịch U30 chỉ ít ngày sau khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố
Bà Vũ Thị Hồng Hạnh còn là người đại diện theo pháp luật của một loạt công ty khác như CTCP Modern Horizon, Công ty TNHH Hoa Tuyết Trắng, CTCP Lumiform, CTCP Future Horizon...
- 05-10-2023Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát phát hành trái phiếu sai phạm báo lỗ kỷ lục hơn 641 tỷ đồng trong 6T2023
- 04-10-2023Phát hành 30.000 tỷ trái phiếu sai phạm, 4 DN liên quan Vạn Thịnh Phát kinh doanh ra sao?
- 02-10-2023Vụ Vạn Thịnh Phát: Bộ Công an đề nghị nhà đầu tư cung cấp thông tin để bảo đảm quyền lợi
- 01-10-202330.000 tỷ trái phiếu Vạn Thịnh Phát đang được tìm bị hại do những doanh nghiệp nào phát hành?
Theo thông tin từ HNX, CTCP Bông Sen, một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty có liên quan đến Vạn Thịnh đang ở trong tình trạng chậm trả tiền lãi của lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ. Tiền phạt và tiền lãi chậm trả là 668 tỷ đồng. Tổng dư nợ cả gốc cả lãi của lô trái phiếu này đã lên tới 5.468 tỷ đồng.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 diễn ra hồi cuối tháng 8, ban lãnh đạo CTCP Bông Sen cho biết công ty đang trong quá trình làm việc và chờ kết luận của cơ quan chức năng về khả năng dính líu đến vụ án sai phạm của Vạn Thịnh Phát.
Trước mắt, doanh nghiệp này đang nằm trong danh sách 762 công ty có liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Ngoài ra, Bông Sen còn phải chuyển tiền vào tài khoản chỉ định theo yêu cầu của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả của vụ án.
Đáng chú ý, ngày 8/10/2022, Bộ Công an đã khởi tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 3 đồng phạm thì chỉ 4 ngày sau, vào ngày 12/10/2022, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Bông Sen đã chuyển từ bà Đinh Thị Ngọc Thanh (sinh năm 1974) sang bà Vũ Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1993.
Với cuộc chuyển giao này, bà Hạnh ngồi vào ghế chủ tịch của doanh nghiệp có vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng tuổi 29.
Ngoài ra bà Vũ Thị Hồng Hạnh còn đại diện pháp luật của một loạt doanh nghiệp khác như CTCP Modern Horizon; Công ty TNHH Hoa Tuyết Trắng; CTCP Lumiform; CTCP Future Horizon; Công ty cổ phần Green Horizon; Công ty TNHH Radiance; Công ty TNHH C-space; CTCP Vietnam Marina Holdings Group; CTCP đầu tư Vạn Thông và Công ty cổ phần Peridot.
Được biết, Bông Sen sở hữu nhiều bất động sản đắc địa có tiếng tại Tp.HCM và Hà Nội. Tiền thân Bông Sen thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Ngày 27/12/2004, Bông Sen chính thức chuyển đổi sang mô hình CTCP với vốn điều lệ ban đầu 130 tỷ đồng.
Sau hơn 15 năm phát triển, vốn điều lệ Công ty đã tăng lên khoảng 5.000 tỷ đồng, với hàng loạt nhà hàng khách sạn hạng sang tại Tp.HCM. Kể tên bao gồm Khách sạn Palace Sài Gòn, Khách sạn Bông Sen Sài Gòn, Khách sạn Bông Sen Annex, Nhà hàng Lemongrass, Nhà hàng Buffet Gánh, Nhà hàng Lion, Nhà hàng Vegetarian...
Trong đó, Khách sạn Palace Saigon nằm tại số 56-66 Nguyễn Huệ, cung đường có giá đắt đỏ bậc nhất cả nước. Khách sạn gồm 144 phòng đạt chuẩn quốc tế 4 sao. Hay chuỗi khách sạn Bông Sen Sài Gòn cũng trải dài trên số 117-123 Đồng Khởi thuộc địa phận quận 1 Tp.HCM, nhà hàng Bier Garden nằm số 125 Đồng Khởi và nhà hàng café Brodard nằm trên số 131-133 Đồng Khởi.
Về mảng F&B, Bông Sen cũng là chủ quản của nhà hàng được biết nhiều là Café Brodard nằm ngay góc đường Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp, thay thế nhà hàng Bông Sen cũ.
Tại Hà Nội, năm 2015, Bông Sen chịu chi hơn 3.600 tỷ đồng để mua lại 51% vốn của Daeha - doanh nghiệp sở hữu tổ hợp khách sạn Daewoo Hà Nội và cao ốc văn phòng Daeha, tọa lạc tại số 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Đây là một trong những khách sạn 5 sao quốc tế đầu tiên tại Hà Nội và cũng là biểu tượng cho sự phát triển của Thủ đô trong hơn hai thập kỉ qua.
Nửa đầu năm, công ty lỗ lỗ sau thuế 230 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 280 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường