Nỗi ám ảnh khó tin với các đô thị một thời sầm uất của nước Mỹ: Đói… cư dân
Người dân, người lao động đang lựa chọn rời đi khỏi các khu vực trung tâm thành phố tạo, ra những vấn đề nan giải với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- 03-06-2023Báo Nhật: Một số nơi thiết kế cho sự cô đơn, đô thị Việt Nam tạo ra vì cộng đồng
- 29-05-2023Cận cảnh sự “tiến hóa ngược” của các đô thị từng một thời sầm uất bậc nhất thế giới
- 04-05-2023"Tòa nhà giấy" sừng sững giữa đô thị phồn hoa: Không nhà bếp, thiếu nhà vệ sinh, có người phải chui qua "lỗ hổng" vào nhà
- 05-04-2023Đỉnh cao quy hoạch đô thị tạo nên một trong những thành phố ‘ngăn nắp’ nhất thế giới
Có thể bạn đã nghe về tình trạng gọi là “hiệu ứng bánh vòng” hay thậm chí là “cái chết của những khu vực trung tâm các đô thị”…. Đây là những thuật ngữ được dùng để mô tả việc người dân đang rời khỏi các đô thị để lựa chọn những nơi sống khác tại Mỹ. Hình ảnh những trung tâm thương mại vắng hoe, các tòa nhà công sở trống vắng đang ngày càng trở nên quen thuộc.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những đô thị sầm uất hàng đầu như San Francisco và Seattle mà nó là vấn đề trên diện rộng. Các thành phố miền Trung Tây nước Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng còn tệ hơn thế. Không chỉ là hậu quả của thời kỳ Covid-19, tình trạng suy giảm dân cư xảy ra ở đây cả thập kỷ….
Để thoát khỏi vòng xoáy đáng sợ, các nhà kinh tế và quy hoạch đô thị cho biết các thành phố miền Trung Tây nước Mỹ cần nghiêm túc trong cải thiện tiện ích và nâng cao chất lượng cuộc sống ở các khu vực trung tâm thành phố. Thay vì biến đô thị thành những nơi mọi người buộc phải tới để đi làm, hãy biến chúng thành nơi mọi người muốn ghé qua.
Để đánh giá số người có mặt ở trung tâm các thành phố miền Trung Tây nước Mỹ, đứng ở quảng trường đếm người có vẻ không phải phương án khả thi. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu điện thoại di động để đánh giá thực trạng. Kết quả được thu thập trong vài năm qua cho thấy một con số đáng buồn.
Trong số 10 vùng trung tâm thành phố có mật độ điện thoại di dộng thấp nhất nước Mỹ, 5 trong số đó nằm ở vùng Trung Tây. 9 trong số 13 thành phố nằm trong diện theo dõi ở khu vực này xếp ở nửa dưới của bảng xếp hạng. Các chỉ số khác về sức khỏe của các khu trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng… cũng rất kém.
Những gì đang xảy ra hiện nay ở khu vực Trung Tây nước Mỹ có thể bắt nguồn từ những lựa chọn cách đây 7 thập kỷ. Đầu thế kỷ 20, các thành phố miền Trung Tây nước Mỹ bùng nổ, thu hút người lao động và các gia đình muốn tìm việc làm.
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi vào năm 1950, khi nơi đây dựa vào một ngành hay thậm chí là một công ty duy nhất để củng cố nền kinh tế của mình. Cleveland có ngành công nghiệp thép, Detroit được chế tạo bằng ô tô và Akron là trụ sở của các nhà sản xuất lốp xe. Vì vậy, để ngăn các doanh nghiệp rời đi, các nhà lãnh đọa địa phương bắt đầu tập trung thu hút các doanh nghiệp, ngay cả khi việc này khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.
Nửa cuối thế kỷ 20, hầu hết các thành phố miền Trung Tây lựa chọn hy sinh để giữ chân doanh nghiệp. Họ san phẳng các khu dân cư, xây dựng đường cao tốc xuyên qua mọi nơi chỉ để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện hơn. Họ bỏ qua các nguyên tác cơ bản, điều giúp giữ chân người dân suốt hàng trăm năm qua đó là sự gặp gỡ, tiện lợi và an toàn.
Amanda Weinstein, giáo sư kinh tế tại Đại học Akron, nói rằng: “Quá trình biến đổi đã khiến trung tâm các thành phố miền Trung Tây không có gì ngoài những tòa nhà chọc trời và đường cao tốc. Chúng thực sự chỉ là nơi dành cho công việc hoặc công việc là tất cả những gì người dân làm khi tới đó”.
Sau nhiều năm bị phớt lờ, mối quan hệ trong cộng đồng người lao động bắt đầu rạn nứt. Người ta bắt đầu tìm kiếm nhưng đồng cỏ xanh tươi hoặc những vùng ngoại ô để sinh sống thay vì chen chúc trong các trung tâm đô thị. Người ta đã rời Rust Belt (Vành đai rỉ sét – mô tả các thành phố nổi lên với các ngành công nghiệp cũ) tới Sun Belt (Vành đai mặt trời – mô tả các thành phố với với các ngành như công nghệ) vì được trả thù lao tốt hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.
Ngay cả những người tiếp tục làm việc ở các trung tâm đô thị, họ cũng không chọn sống ở đó. Các vùng ngoại ô nhiều cây cối trở thành lựa chọn được ưa thích hơn.
Để sửa sai, các chuyên gia cho rằng giới chức các thành phố miền Trung Tây nước Mỹ cần ưu tiên người dân hơn các doanh nghiệp. Khi có những cộng đồng cư dân đa dạng ở các trung tâm thành phố, họ sẽ thu hút được các nhà tuyển dụng và từ đó, sức sống sẽ trở lại. Đã qua rồi cái thời người ta chạy theo công việc. Giờ đây, các doanh nghiệp phải thực sự cạnh tranh để có được nguồn nhân lực cần thiết.
Tham khảo: BI
Nhịp sống Thị trường