MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone

18-06-2024 - 12:42 PM | Tài chính quốc tế

Tờ WSJ nhận định ngành bán dẫn là mảng tốn nhiều tiền đầu tư và khi bị tụt hậu lại phía sau, doanh nghiệp sẽ khó lòng mà bắt kịp người đi trước nếu không có sự đột phá. Các tập đoàn có thể chi hàng tỷ USD và nhiều năm nghiên cứu, nhưng rồi cuối cùng họ sẽ chỉ thấy khoảng cách được nới rộng hơn nếu không có nhiều đột phá về kỹ thuật.

Năm 2023, cái tên TSMC vẫn là ông vua thống trị của ngành bán dẫn. Tờ Wall Strete Journal (WSJ) cho hay thương hiệu này là nhà sản xuất hầu hết các loại chip tinh vi nhất thế giới cũng như vô số loại đơn giản hơn cho chuỗi phân phối.

Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng khi TSMC bị Nvidia vượt mặt. Tổng mức vốn hóa thị trường của Nvidia đã tăng gần 200% suốt 1 năm qua, đạt 3,2 nghìn tỷ USD và đứng thứ 3 thế giới, trong khi TSMC chỉ tăng trưởng 70,46% lên 919,34 tỷ USD vốn hóa, đứng thứ 8 thế giới.

Xin được nhắc cách đây 2 năm, TSMC vẫn là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới khi đứng thứ 11 toàn cầu về tổng vốn hóa, trong khi Nvidia chỉ là một thương hiệu kém hơn chuyên sản xuất chip đồ họa cho game thủ. Tổng vốn hóa thị trường năm 2022 của TSMC cao gấp đôi so với Nvidia.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 1.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 2.

Chỉ số P/E và giá cổ phiếu (USD) của Nvidia và TSMC

Đắng cay hơn, những điều này diễn ra trong bối cảnh TSMC liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng. Giá cổ phiếu của hãng đã phá kỷ lục khi tăng hơn 30% trong tháng 5/2024 nhờ doanh thu đạt 7,1 tỷ USD. Thị phần của hãng trong ngành chip toàn cầu cũng vượt 60% tại quý I/2024.

Thế nhưng như vậy vẫn là chưa đủ so với đà tăng trưởng mạnh mẽ của Nvidia.

Thậm chí nhiều chuyên gia đánh giá, sự suy giảm của iPhone trên thị trường quốc tế đã góp phần ảnh hưởng đến TSMC khi hãng chậm chân hơn Nvidia trong mảng trí thông minh nhân tạo.

Một khi đã bị tụt lại phía sau thì việc bắt kịp không hề dễ dàng nếu không có công nghệ mới đột phá, đây là điều mà chính TSMC đã từng thể nghiệm khi thống trị ngành chip bán dẫn.

Liệu có còn hy vọng?

Tờ Financial Times (FT) cho hay TSMC hiện vẫn đang là ông lớn trong ngành bán dẫn dù bị Nvidia vượt mặt về tổng mức vốn hóa cũng như chậm chân hơn trong mảng AI.

Đầu tiên, TSMC dành nhiều năm để phát triển công nghệ và hiện sản xuất 92% các loại chip hiện đại nhất trên thế giới, số còn lại thuộc về Samsung Electronics. Lấy ví dụ đơn giản, phần lớn trong số 1,4 tỷ chip vi xử lý trên điện thoại di động trên thế giới hiện nay thuộc về TSMC.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 3.

Không dừng lại ở đó, số liệu của IHS Markit cho thấy TSMC còn sản xuất tới 60% loại chip ít phức tạp hơn dùng cho xe hơi, nhất là dòng ô tô tự lái đang được phát triển hiện nay.

Trong khi đó, báo cáo của Boston Consulting thì nêu rõ mặc dù Mỹ nổi tiếng với những hãng thiết kế chip như Intel, Nvidia hay Qualcomm nhưng họ lại chỉ chiếm 12% về số lượng sản xuất, giảm mạnh so với 37% của năm 1990.

Mặc dù vậy, việc TSMC có thể bắt kịp Nvidia trong cuộc đua AI này hay không vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Tờ WSJ nhận định ngành bán dẫn là mảng tốn nhiều tiền đầu tư và khi bị tụt hậu lại phía sau, doanh nghiệp sẽ khó lòng mà bắt kịp người đi trước nếu không có sự đột phá.

Các tập đoàn có thể chi hàng tỷ USD và nhiều năm nghiên cứu, nhưng rồi cuối cùng họ sẽ chỉ thấy khoảng cách được nới rộng hơn nếu không có nhiều đột phá về kỹ thuật.

Một nhà máy sản xuất bán dẫn có giá lên tới 20 tỷ USD, một thiết bị sản xuất chip tiên tiến trên các mẫu mạch phức tạp có thể tốn đến 100 triệu USD cùng nhiều yêu cầu khác.

Rõ ràng, ngành chip điện tử vô cùng tốn tiền và nếu không bắt đầu từ sớm sẽ khó đuổi kịp khi hầu như các nước đều đã nhận ra tầm quan trọng của mảng này.

Đến iPhone cũng bó tay

Theo WSJ, Trong suốt nhiều năm qua, TSMC đã trở thành hãng sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới với tầm ảnh hưởng có thể làm rung động nền kinh tế toàn cầu.

Danh sách sản phẩm của hãng có đến hàng tỷ phân loại cho các thiết bị và hãng khác nhau, bao gồm cả iPhone của Apple, máy tính cá nhân, xe hơi...

Mọi người thường nhắc đến Apple, Qualcomm nhưng trên thực tế họ chỉ là những nhà thiết kế, trong khi phân xưởng sản xuất ra các con chip lại thuộc về TSMC, một công ty vốn chẳng nổi tiếng bằng.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 4.

với việc ngày càng nhiều công nghệ cần sử dụng chip điện tử, tầm quan trọng của TSMC cũng tăng lên theo đó. Bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cùng đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nguồn cung chip và khiến sản phẩm của TSMC nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Các nhà máy của hãng chip này không đủ cung hàng cho các doanh nghiệp khác, qua đó gián tiếp tạo nên sự gián đoạn chuỗi cung ứng vì thiếu thiết bị trên toàn cầu.

Số liệu của hãng nghiên cứu TrendForce cho thấy các công ty sản xuất chip của Đài Loan bao gồm cả TSMC chiếm tới 65% doanh thu sản xuất chip thuê ngoài trên thế giới trong quý I/2021. Riêng bản thân TSMC đã chiếm tới 56%.

Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi quá nhanh chóng mà một phần nguyên nhân đến từ Trung Quốc.

Tờ WSJ cho hay thị trường smartphone lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang hạ nhiệt đã ảnh hưởng nặng đến doanh số iPhone và kéo theo đó là TSMC, nhà cung ứng chip chính cho Apple.

Báo cáo của Counterpoint Research thì cho thấy doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm 24% trong sáu tuần đầu năm 2024 trước sự cạnh tranh gay gắt của Huawei.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 5.

"Tình hình kinh tế không lạc quan khiến các doanh nghiệp khá cẩn trọng điều tiết lượng hàng tồn kho của mình", CEO C.C.Wei của TSMC thừa nhận.

Bên cạnh đó, các khách hàng chính của TSMC là các tập đoàn công nghệ buộc phải tuân theo lệnh cấm vận công nghệ từ Mỹ với Trung Quốc gây xói mòn doanh thu.

Báo cáo của Jefferies chỉ rõ rằng doanh số bán smartphone tại Trung Quốc đã tăng trưởng tích cực trong nhiều năm với tỷ lệ 2 chữ số, chủ yếu nhờ mảng điện thoại Android của các thương hiệu như Huawei, Xiaomi hay Honor.

Thế nhưng doanh số bán iPhone của Apple lại giảm với tỷ lệ 2 chữ số. Kể từ khi iPhone 15 được ra mắt đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh số iPhone của hãng đã liên tục ở mức âm.

Hậu quả của tình trạng này là Huawei đã soán ngôi Apple để trở thành hãng dẫn đầu thị phần điện thoại tại Trung Quốc.

Quay trở lại với TSMC, nhà sáng lập Morris Chang đã từng cảnh báo thị trường sẽ cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn khi các đối thủ như Intel sẽ dùng xung đột địa chính trị để làm lợi thế.

Mặc dù sự bùng nổ của AI và ChatGPT đã kích thích giá cổ phiếu của TSMC nhưng chúng không giúp ích gì nhiều cho tình hình kinh doanh của hãng bởi Nvidia mới là ông lớn trong mảng này.

Ngoài ra, việc Mỹ áp đặt lệnh cấm vận công nghệ đã buộc TSMC phải tích cực dịch chuyển chuỗi cung ứng lẫn thị trường sang Nhật Bản, Đức và Mỹ nhằm đa dạng hóa nguồn cung và khách hàng.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 6.

CEO Jensen Huang của Nvidia

Câu chuyện của TSMC hoàn toàn trái ngược với sự tươi sáng của Nvidia khi sản phẩm chip cho game thủ của hãng bất ngờ trở thành sản phẩm thích hợp nhất cho phát triển AI.

Thậm chí đến chính Apple, khách hàng lớn của TSMC, cũng đã ra mắt hệ điều hành iOS 18 hợp tác với OpenAI, cha đẻ ChatGPT. Đồng thời nhà táo khuyết cũng đang phát triển dòng chip hiện đại tương thích với AI cho những mẫu laptop mới nhất trong tương lai.

Giờ đây TSMC đang tích cực nâng cấp chip để cung ứng cho AMD, hãng đối thủ của Nvidia trong mảng AI nhưng dường như họ đang bị bỏ lại quá xa.

Tầm nhìn hết hạn?

Sự thành công của TSMC được đánh giá là do tầm nhìn chính xác vào thập niên 1980, nhưng việc quá phụ thuộc vào iPhone cũng như không dự đoán được xu thế AI đã khiến thương hiệu này chậm chân hơn Nvidia.

Thành công của TSMC ngày nay dựa trên tầm nhìn rất lớn của Morris Chang, nhà sáng lập nên công ty này vào năm 1987.

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 7.

Nhà sáng lập Morris Chang của TSMC

Trong bối cảnh gia công xuất khẩu may mặc vẫn đang chớm nở thì nhà sáng lập này đã cho rằng trong tương lai, thuê ngoài sản xuất chip điện tử sẽ trở thành tấm khiên kinh tế cho Đài Loan.

Nhận thức được vấn đề, Đài Loan đã tài trợ một nửa vốn thành lập để TSMC đủ sức thu hút được sự chú ý của các hãng sản xuất chip thời đó.

Khi mới được thành lập, những ông lớn trong ngành như Intel hay Texas Instruments đều tự thiết kế, sản xuất, quảng cáo cho chip của họ. Thế rồi mọi người nhận ra với việc thuê ngoài cho các công ty như TSMC, họ có thể dồn nguồn lực cho nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm.

Hãng AMD đã bán mảng sản xuất chip cho TSMC và trở thành khách hàng lớn nhất của công ty này, để rồi liên tiếp nhiều tập đoàn cũng nối gót và nghiễm nhiên đưa nhà sản xuất chip Đài Loan thành ông lớn trong ngành.

Giáo sư David Yoffie của Harvard Business School, đồng thời là cựu thành viên ban giám đốc Intel nhấn mạnh mỗi bước đi của TSMC đều được tính toán kỹ như chơi cờ vậy. Ảnh hưởng của mỗi thương vụ đều chỉ rất nhỏ và đến khi sức mạnh thật sự của TSMC bộc phát thì đã quá muộn để thay đổi tàn cuộc.

Xin được nhấn mạnh rằng TSMC đã liên tục tăng gấp đôi đầu tư (R&D) kể cả trong thời kỳ khủng hoảng trong khi các hãng khác lại giảm mạnh để tiết kiệm chi phí.

Nhà sáng lập Chang đã tăng chi tiêu đầu tư của TSMC thêm 42%, đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2009 khi thế giới đang bàng hoàng trước cuộc khủng hoảng 2008. Phần lớn số tiền được nhắm đến mở rộng năng suất chip cho điện thoại thông minh (smartphone).

'Nỗi đau' của TSMC: Liên tiếp phá kỷ lục tăng trưởng, đứng thứ 8 thế giới về vốn hóa nhưng vẫn bị Nvidia vượt mặt, tất cả chỉ vì quá phụ thuộc vào iPhone- Ảnh 8.

Thế rồi quả ngọt đến vào năm 2013 khi TSMC trở thành hãng sản xuất chip chính cho iPhone của Apple. Trước đó đối thủ Samsung mới là người sản xuất chính cho nhà táo khuyết.

Để giành được hợp đồng, TSMC đã chi tới 9 tỷ USD cùng 6.000 nhân công làm việc liên tục, qua đó xây nhà máy đạt tiêu chuẩn của Apple trong thời gian kỷ lục 11 tháng.

Năm 2014, hãng đã buộc đội ngũ nghiên cứu 400 kỹ sư phải làm việc liên tục 3 ca mỗi ngày để cho ra đời mẫu chip mới.

Năng động là vậy nhưng kể từ khi giành được hợp đồng trở thành nhà cung ứng chính cho Apple, dường như TSMC đã ngủ quên trên chiến thắng và để Nvidia vượt mặt.

*Nguồn: FT, WSJ


Theo Băng Băng

An Ninh Tiền Tệ

Trở lên trên