MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nổi giận với vợ, người đàn ông không ngờ làm bùng nổ 1 cuộc chiến tranh khốc liệt: Ai cũng nên ngẫm để tránh gặp họa

09-09-2020 - 22:44 PM | Sống

Cái giá phải trả cho sự oán trách, than vãn thực sự nằm ngoài tưởng tượng của người đàn ông.

Có một câu chuyện dở khóc dở cười thế này:

Một anh tiều phu nọ luôn cảm thấy vô cùng bất bình vì bản thân lúc nào cũng phải làm việc vất vả mới có được nguồn thu nhập ít ỏi.

Cho đến một ngày kia, anh càng nghĩ càng tức giận, bèn về nhà oán trách, nổi giận với vợ mình ngay trước bữa cơm trưa, khiến tâm tình người vợ cũng bức xúc khó chịu theo, rồi người vợ lại giận lây sang cô con gái đang nấu nướng trong bếp.

Cô con gái bị than trách cũng vô cùng bực bội. Trong cơn bực tức ấy, cô lỡ tay đổ quá nhiều muối vào thức ăn. Lát sau, người tiều phu ăn phải bữa cơm mặn chát thì tâm tình lại càng nóng nảy hơn, cảm thấy số phận của mình đã thê thảm, nay muốn ăn bữa cơm ngon cũng không được.

Thế là, vừa ăn xong, anh nổi giận đùng đùng chạy lên núi tiếp tục đốn củi. Vừa làm vừa bực bội than vãn với những tiều phu khác về "cuộc đời xui xẻo" của mình. Anh càng kể lể thì trong lòng càng thấy bức bối, không may sơ ý làm văng chiếc rìu ra khỏi tay, đập trúng vào người đi đường.

Mà người đi đường này lại không phải người tầm thường, đó là Hoàng tử của nước láng giềng đang trên đường đến thăm hỏi đất nước này.

Quốc vương nước láng giềng nghe tin thì nổi giận lôi đình, quyết đem quân sang tiến đánh, và một trận chiến cứ thế nổ ra.

Kết cục là chỉ vì một bữa ăn trưa toàn lời ai oán, than trách mà gây ra một cuộc hỗn chiến khốc liệt.

Lời bình

Oán trách, than vãn là căn bệnh ung thư tàn phá tâm hồn. Những lời than trách, oán hờn có thể lây nhiễm sang cộng đồng.

Nếu một người thường xuyên than trời trách người, bất mãn cái này, không hài lòng cái kia, vậy thì cảm xúc của người đó rất dễ chi phối tác động sang cảm xúc người bên cạnh.

Nghiêm trọng hơn, nó còn có thể ảnh hưởng đến bầu không khí của cả tập thể. Dần dần, trong tập thể sẽ bị lấp đầy bởi bầu không khí tiêu cực, ngột ngạt cùng với những lời kêu ca, trách móc nơi nơi.

Hơn nữa, việc thường xuyên oán trách còn làm cạn kiệt phúc phần sau này của chúng ta. Đồng thời, cảm xúc bực bội, than vãn ấy sẽ lấy đi niềm vui, những mối nhân duyên, sự tự tin và động lực của chúng ta.

Chưa kể, ngay cả những thứ bạn chưa đạt được thì sẽ càng không thể có được, còn những thứ vốn là của bạn cũng sẽ dần dần bị gặm nhấm mài mòn bởi những lời than trách, ai oán kia.

Một đồng bạc không thể hoàn trả

Có một người đàn ông đang trong tình trạng hấp hối vì bệnh tật nhưng vẫn gắng gượng sai người con trai đem chiếc hòm da cũ kỹ đến cho mình.

Ông lấy từ bên trong ra một chiếc khoác nỉ màu vàng đã sờn cũ, sau đó rạch một đường ở góc áo và móc ra một đồng bạc.

Vào 60 năm trước, người đàn ông này có mở một tiệm sách ở trên thị trấn. Một ngày nọ, có chàng thanh niên đến tiệm ông mua sách. Bởi trên kệ chỉ còn lại một cuốn sách nên người đàn ông bèn đòi chàng trai thêm một đồng bạc.

Kể từ ấy, đồng bạc này luôn nằm trong tay người đàn ông, khiến ông có cảm giác cầm trên tay mà nặng nề như thể đang nâng cả một ngọn núi lớn.

Mở tiệm sách đã hơn 5 năm, đây là việc duy nhất khiến ông hổ thẹn với lòng mình, dù số tiền ông lấy thêm chỉ là một đồng bạc rất nhỏ.

Cho dù như vậy, việc này vẫn khiến ông ngày đêm mất ngủ, lòng không thể nào yên, nên ông quyết tâm phải trả lại bằng được đồng tiền bạc này.

Nhưng 60 năm qua đi, ông vẫn chưa thể hoàn thành tâm nguyện nhỏ nhoi ấy.

Khi sắp phải rời khỏi thế gian, người đàn ông gửi gắm các con di nguyện của mình rằng: Phải tìm cho ra người mua sách kia, nếu người đó không còn trên đời này nữa thì tìm con cái của người đó, dù thế nào cũng phải trả lại đồng bạc này cho người ta. Có như vậy ông mới có thể nhắm mắt yên nghỉ nơi suối vàng.

Thực ra, trước lúc rời khỏi nhân thế, tâm nguyện cuối cùng của người đàn ông là xoá bỏ được hạt sạn trong lòng kia.

Ba người con lo liệu xong hậu sự của cha liền cùng nhau tìm cách hoàn thành di nguyện.

Nhưng bấy giờ họ mới kinh ngạc phát hiện ra đây thế mà là đồng bạc không thể hoàn trả, bởi cha không để lại họ tên người mua sách kia cho họ, hay phải chăng cha cũng không biết tên người ấy?

Ba người con trong lúc bế tắc cùng cực mới sâu sắc lĩnh ngộ được ý nghĩa di nguyện mà người cha để lại, đó là muốn nhắn nhủ con cái rằng khi còn sống thì phải làm người tử tế, sống sao cho thanh sạch để sau này không cần phải hối hận, tiếc nuối.

 Nổi giận với vợ, người đàn ông không ngờ làm bùng nổ 1 cuộc chiến tranh khốc liệt: Ai cũng nên ngẫm để tránh gặp họa - Ảnh 1.

Lời bình

Con người sống ở đời cần liên tục thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn, phải biết tự suy ngẫm, tự trách mình, tự giác ngộ và có lòng tự trọng.

Thanh lọc tâm hồn vừa là một kiểu tự tu sửa mình, nói cách khác đó là một loại thuần hoá phẩm chất đạo đức, cũng vừa là một cách để vượt qua quá khứ, một dạng truy cầu không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay.

Theo Khánh An

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên