Nổi tiếng sao chép giỏi nhưng Trung Quốc đành chịu thua Mỹ ở 1 lĩnh vực quan trọng, hiện vẫn phải phụ thuộc rất nhiều
Ngay cả khi Trung Quốc đang chạy đua, các công ty đại lục gần như vẫn phải dựa vào các hệ thống cơ bản của Mỹ.
- 13-10-2024Mỹ 'từ chối' hợp tác, Trung Quốc tự phát triển một thiết bị lạ chỉ 2 quốc gia sở hữu: Đang lắp đặt 1 quả cầu trong suốt chứa 20.000 tấn chất lỏng dưới độ sâu 700 mét, theo dõi thứ tưởng như tàng hình
- 13-10-2024Đánh thuế xe điện của Trung Quốc, EU "gậy ông đập lưng ông"?
- 13-10-2024"Đệ nhất nữ vệ sĩ" Trung Quốc: Mặc giáp sắt 4kg bảo vệ 13 yếu nhân, từng thắng cuộc thi sắc đẹp
- 12-10-2024Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế mới, tuyên bố dùng biện pháp mạnh tay để khôi phục nền kinh tế
Một năm sau khi ChatGPT ra mắt, một công ty khởi nghiệp tương đối mới của Trung Quốc chễm chệ dành vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá hệ thống trí tuệ nhân tạo nguồn mở: 01.AI.
Khi đó, dù mới chỉ 8 tháng tuổi, startup này đã được định giá 1 tỷ USD dưới sự dẫn dắt của nhà đầu tư kiêm chuyên gia công nghệ nổi tiếng Kai-Fu Lee. Trong các cuộc phỏng vấn, ông Lee cho biết hệ thống AI của mình chính là giải pháp thay thế cho một số các lựa chọn, chẳng hạn như mô hình AI tổng quát của Meta: LLaMA.
Tuy nhiên, điều bất ngờ ở đây là một số công nghệ trong hệ thống của 01.AI lại đến từ chính LLaMA. Điều này cho thấy ngay cả khi Trung Quốc đang chạy đua xây dựng AI tổng quát, các công ty đại lục gần như vẫn phải dựa vào các hệ thống cơ bản của Mỹ.
Theo một số chuyên gia và kỹ sư hàng đầu, Trung Quốc hiện đang tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực AI ít nhất 1 năm. Chris Nicholson, nhà đầu tư của công ty đầu tư mạo hiểm Page One Ventures, chuyên tập trung vào công nghệ AI, cho biết: “Các công ty Trung Quốc đang chịu áp lực rất lớn trong việc theo kịp những đổi mới của Mỹ. ChatGPT là một sản phẩm mà Trung Quốc cảm thấy mình phải đáp trả”.
Jenny Xiao, đối tác tại Leonis Capital, một công ty đầu tư tập trung vào các công ty hỗ trợ AI, cho biết các mô hình AI Trung Quốc được xây dựng từ đầu đều “không tốt lắm”. Nhiều công ty phải sử dụng “các phiên bản tinh chỉnh” từ phương Tây. Bà cũng ước tính Trung Quốc chậm hơn Mỹ từ 2-3 năm trong việc phát triển AI.
Công cuộc chạy đua giành vị trí ưu việt của AI có ý nghĩa vô cùng lớn. Những đột phá trong AI có thể tạo ra sự cân bằng quyền lực công nghệ toàn cầu, tăng năng suất con người, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp đổi mới bất chấp rủi ro công nghệ.
Đối với Trung Quốc, sự phụ thuộc vào các hệ thống AI của Mỹ– chủ yếu là LLaMA của Meta – đã đặt ra những câu hỏi sâu sắc hơn về mô hình đổi mới - điều mà trong những thập kỷ gần đây khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Oren Etzioni, giáo sư chuyên về AI kiêm người sáng lập Đại học Washington, cho biết: “Khi các công ty Trung Quốc tận dụng các công nghệ nguồn mở của Mỹ, rất nhiều câu hỏi được đặt ra, liên quan đến an ninh quốc gia và địa chính trị”.
Trong một tuyên bố gửi qua email, ông Lee, người sáng lập 01.AI, cho biết mô hình AI của mình được xây dựng trên LLaMA “giống như hầu hết các công ty AI khác”, đồng thời nói thêm rằng việc sử dụng công nghệ nguồn mở là thông lệ tiêu chuẩn. 01.AI đã đào tạo mô hình AI từ đầu, sử dụng dữ liệu và thuật toán riêng. Đó là “những yếu tố chính quyết định hiệu suất của mô hình”.
Được biết, mô hình ngôn ngữ mã nguồn mở Yi-34B mà 01.AI phát triển có thể phục vụ nhu cầu nhiều đối tác trên toàn cầu với 2 ngôn ngữ là tiếng Trung và tiếng Anh. Các số liệu cho thấy Yi-34B vượt trội hơn các mô hình mã nguồn mở hàng đầu trên thị trường.
“LLaMA đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho cộng đồng mã nguồn mở. Chúng tôi mong muốn có một giải pháp thay thế ưu việt hơn, không chỉ với Trung Quốc mà còn cho toàn thế giới”, ông Kai-Fu Lee chia sẻ.
AI từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu ở Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách đặt ra kế hoạch đầy tham vọng nhằm dẫn đầu thế giới về công nghệ vào năm 2030. Chính phủ cũng cam kết chi hàng tỷ USD cho các nhà nghiên cứu và công ty tập trung vào AI.
Thực tế, các công ty Trung Quốc có đủ nguồn lực để xây dựng mô hình AI tổng quát song lại đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tạo ra một chatbot nói sai, chủ nhân đứng sau sẽ phải hứng chịu chỉ trích. Không ai có thể chắc chắn điều gì thốt ra từ miệng kỹ thuật số của chatbot.
Theo The New York Times, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang vật lộn với các quy định đào tạo các mô hình AI mới. Các quy tắc giới hạn bộ dữ liệu có thể được sử dụng để đào tạo mô hình AI cũng như đăng ký chúng với chính phủ.
Kevin Xu, người sáng lập Interconnected Capital, một quỹ phòng hộ đầu tư vào các dự án mạo hiểm AI, cho biết: “Việc đổi mới AI sáng tạo trong cơ chế quản lý hiện tại vừa khó khăn vừa rủi ro”.
Yiran Chen, Giáo sư Kỹ thuật Điện và Máy tính nổi tiếng của John Cocke, cho biết các nhà đầu tư công nghệ Trung Quốc đang thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng từ AI. Khoảng 50% khoản đầu tư vào AI đã đổ vào công nghệ thị giác máy tính, vốn cần thiết cho hoạt động giám sát, thay vì xây dựng các mô hình nền tảng cho AI tổng hợp.
Hiện Baidu, Alibaba, công ty sữa Mengniu và công ty gia sư TAL Education đều đã tham gia cuộc đua AI ở Trung Quốc. Trong một cuộc thảo luận năm ngoái, Robin Li, giám đốc điều hành của Baidu, đã mô tả việc có hàng trăm mô hình AI cơ bản là một sự lãng phí.
“Nên phân bổ nhiều tài nguyên hợp lý cho các ứng dụng khác nhau, đặc biệt là xem xét hạn chế về khả năng tính toán”, ông Li nói.
Baidu hiện là một trong số ít nỗ lực lớn của Trung Quốc trong việc xây dựng mô hình AI nền tảng. Số khác đang được dẫn dắt bởi Alibaba và Tencent.
Những hạn chế của Mỹ đặt ra nhiều thách thức bởi cần nhiều chip khi đào tạo mô hình AI tổng quát. Cả Baidu và 01.AI đều cho biết họ đã dự trữ đủ chip để duy trì hoạt động trong tương lai gần.
Wang Changhu, cựu giám đốc phòng thí nghiệm AI của ByteDance, đã thành lập một công ty có tên AIsphere ở Bắc Kinh vào năm ngoái để dẫn đầu lĩnh vực mà ông coi là ‘biên giới lớn’ tiếp theo: thế hệ video. Vào tháng 11, công ty khởi nghiệp này đã phát hành PixVerse, một trình tạo hỗ trợ AI tạo video từ mô tả văn bản.
“Chúng tôi đã tiến lên phía trước, xây dựng các mô hình của mình từ đầu. Điều này mang lại cho chúng tôi một lợi thế đáng kể với tư cách người tiên phong thực sự trong lĩnh vực tạo video”, ông Wang nói.
Với hơn 200 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), Trung Quốc vẫn tự tin rằng giá cả chính là lợi thế mà Mỹ không thể chối cãi. ByteDance, Baidu, Alibaba và Tencent đều đã đồng loạt giảm giá mạnh các dịch vụ LLM, trong đó một số cung cấp cả những loại dịch vụ miễn phí.
Xu Li, CEO và đồng sáng lập của công ty AI SenseTime niêm yết ở Hồng Kông, nói với South China Morning Post: “Việc giảm giá dịch vụ AI của Trung Quốc chủ yếu nhằm mục đích thu hút nhiều khách hàng hơn. Nó giống như một cách xây dựng thương hiệu”.
Theo Alain Le Couedic, đối tác cấp cao tại công ty đầu tư AI Trí tuệ nhân tạo Quartermaster (AIQ), cuộc cạnh tranh về giá sẽ mang lại kết quả theo thời gian. “Cuộc đua giành quyền thống trị trên thị trường là dấu hiệu cho thấy nhiều người chơi đang nhìn ra được những cơ hội hấp dẫn trong tương lai, ngay cả khi chúng có thể gây ra khó khăn nhất định trong ngắn hạn và trung hạn”.
Theo: The New York Times, SCMP
Nhịp sống Thị trường