Đến nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản tăng hơn 23% đạt 4,67 tỷ USD
5 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất ngoại trừ Nhật Bản 4 thị trường còn lại đều có mức tăng trưởng cao từ 25,4% - 51,6%. Xuất khẩu thủy sản sang Nga được dự báo sẽ tăng mạnh.
- 06-09-2014Thủy sản Việt vào Liên bang Nga: Chung tay tháo gỡ vướng mắc
- 04-09-2014Thủy sản Việt vào Liên bang Nga: Dễ mà khó
- 04-09-2014Năm 2015, ngành thủy sản sẽ bứt phá ngoạn mục
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam nửa đầu tháng 8 đạt hơn 339 triệu USD, tăng 15,1%; lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/08/2014 đạt 4,67 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, Hàn Quốc dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng 51,6%; kế tiếp là Mỹ với mức tăng 32,6%; EU tăng 28,2%; Trung Quốc và Hồng Kông tăng 25,4%; Nhật Bản tăng trưởng 3,4%.
Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất, lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 8 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 1,09 tỷ USD; tiếp theo là thị trường EU đạt 855,7 triệu USD; Nhật Bản đạt 678,8 triệu USD.
Xét về mặt hàng, tôm tiếp tục dẫn đầu và để lại khoảng cách lớn đối với các nhóm mặt hàng khác trong ngành. Tính đến nửa đầu tháng 8, xuất khẩu tôm đạt 2,34 tỷ USD, tăng 52,8%, trong đó tôm chân trắng đạt 1,39 tỷ USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 8 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,04 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cá ngừ trong nửa đầu tháng 8 tăng, tuy nhiên tính từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu cá ngừ giảm khá mạnh (- 14,8%) đạt mức 303,5 triệu USD.
Đối với thị trường Nga, xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu tháng 8 giảm 41,4%; lũy kế từ đầu năm đến 15/08/2014 đạt 38,8 triệu USD, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, The Fish site dự báo xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nga sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhờ việc dỡ bỏ lệnh tạm cấm nhập khẩu của 7 công ty thủy sản Việt Nam và FTA với Liên minh thuế quan.
Đồng thời xuất khẩu thủy sản sang Nga dự báo sẽ tăng do Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Hoa Kỳ, EU, Na Uy, Canada và Úc trong vòng 1 năm từ ngày 7/8/2014 vì các vấn đề chính trị liên quan đến Ukraine.
Xét về thị trường, trong nhóm 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, Hàn Quốc dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng 51,6%; kế tiếp là Mỹ với mức tăng 32,6%; EU tăng 28,2%; Trung Quốc và Hồng Kông tăng 25,4%; Nhật Bản tăng trưởng 3,4%.
Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam lớn nhất, lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 8 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 1,09 tỷ USD; tiếp theo là thị trường EU đạt 855,7 triệu USD; Nhật Bản đạt 678,8 triệu USD.
Xét về mặt hàng, tôm tiếp tục dẫn đầu và để lại khoảng cách lớn đối với các nhóm mặt hàng khác trong ngành. Tính đến nửa đầu tháng 8, xuất khẩu tôm đạt 2,34 tỷ USD, tăng 52,8%, trong đó tôm chân trắng đạt 1,39 tỷ USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 8 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,04 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cá ngừ trong nửa đầu tháng 8 tăng, tuy nhiên tính từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu cá ngừ giảm khá mạnh (- 14,8%) đạt mức 303,5 triệu USD.
Đối với thị trường Nga, xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu tháng 8 giảm 41,4%; lũy kế từ đầu năm đến 15/08/2014 đạt 38,8 triệu USD, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, The Fish site dự báo xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nga sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhờ việc dỡ bỏ lệnh tạm cấm nhập khẩu của 7 công ty thủy sản Việt Nam và FTA với Liên minh thuế quan.
Đồng thời xuất khẩu thủy sản sang Nga dự báo sẽ tăng do Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Hoa Kỳ, EU, Na Uy, Canada và Úc trong vòng 1 năm từ ngày 7/8/2014 vì các vấn đề chính trị liên quan đến Ukraine.
T. Sam