Năm 2015, xuất khẩu gạo Việt Nam khó khăn “chồng chất”
Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo vào năm 2015, giảm so với năm 2014 do sự cạnh tranh khốc liệt từ Thái Lan và những thay đổi về nhu cầu nhập khẩu gạo của một số thị trường truyền thống trong đó có Trung Quốc.
- 02-01-2015Cơ cấu lại thị trường XK gạo, thủy sản
- 02-01-2015Khó xây dựng thương hiệu gạo
- 31-12-2014Việt Nam xuất 7,7 triệu tấn gạo trong năm 2014
Xuất khẩu sụt giảm
Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, năm 2015 Thái Lan sẽ xuất khẩu 10,8 triệu tấn, Ấn Độ dự kiến xuất khẩu 8,7 triệu tấn và Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,7 triệu tấn.
Đối với các nước nhập khẩu, Trung Quốc dự báo nhập khẩu năm 2015 tăng lên mức 4 triệu tấn và trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp.
Riêng đối với thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Trung Quốc cũng vẫn là thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo với số lượng lớn nhất trong 3 năm liên tiếp.
Song, báo cáo của VFA cũng nêu rõ, năm 2015 sẽ có nhiều thay đổi do quốc gia này đẩy mạnh kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới và ảnh hưởng đến tiêu thụ gạo của Việt Nam. Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính thức từ nhiều nguồn cung với giá thấp nên dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc sẽ sụt giảm trong năm tới.
Ngoài ra, khu vực châu Phi, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam cũng gặp nhiều sự cạnh tranh với gạo Thái Lan và Ấn Độ, đặc biệt là Thái Lan do Thái Lan tiếp tục xả kho Chính phủ với mức giá cạnh tranh.
Tương tự tại thị trường Đông Nam Á, gạo Việt cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan về chất lượng và giá cả. Do đó, sản lượng xuất khẩu gạo sang thị trường này năm 2015 dự báo không có nhiều thay đổi.
Khó cạnh tranh về chất lượng với gạo Thái Lan, ở phân khúc gạo cấp trung bình và thấp, mức giá mà Ấn Độ và Pakistan đưa ra cũng cạnh mạnh với gạo Việt Nam.
Hiện, theo thống kê trên trang Thông tin lúa gạo Oryza, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán với giá 380-390 USD/tấn, gạo Ấn Độ và Pakistan cũng lần lượt được chào bán ở mức tương đương, khoảng 385-395 USD/tấn và 380-390 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam là 350-360 USD/tấn, thì của Ấn Độ và Pakistan là 350-360 USD/tấn và 335-345 USD/tấn.
Tiếp tục đối diện nhiều khó khăn
Đánh giá công tác xuất khẩu gạo năm 2014, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhiệm vụ xuất khẩu gạo năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận xét, sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể, nhu cầu thị trường nhập khẩu một số thị trường truyền thống không ổn định, cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng. Một số thị trường bị sụt giảm như châu Phi.
Một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo gặp khó khăn về tài chính, vốn cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần tiếp tục quan tâm giải quyết như công tác quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, chế biến lúa gạo, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo, công tác xúc tiến thương mại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường gạo…
Do đó, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2015 cần tiếp tục tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo. Tập trung củng cố các thị trường truyền thống trọng điểm. Tích cực mở rộng, phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Tiếp tục tăng cường, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gạo.
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan, VFA, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo để ổn định nguồn hàng, nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
“Bộ, ngành chức năng, địa phương và VFA cần rà soát việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là những khó khăn về vốn, tín dụng, tài chính để tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh của thương nhân, thúc đẩy xuất khẩu gạo”, Thứ trưởng chỉ đạo.
Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, năm 2015 Thái Lan sẽ xuất khẩu 10,8 triệu tấn, Ấn Độ dự kiến xuất khẩu 8,7 triệu tấn và Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,7 triệu tấn.
Đối với các nước nhập khẩu, Trung Quốc dự báo nhập khẩu năm 2015 tăng lên mức 4 triệu tấn và trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp.
Riêng đối với thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, Trung Quốc cũng vẫn là thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo với số lượng lớn nhất trong 3 năm liên tiếp.
Song, báo cáo của VFA cũng nêu rõ, năm 2015 sẽ có nhiều thay đổi do quốc gia này đẩy mạnh kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới và ảnh hưởng đến tiêu thụ gạo của Việt Nam. Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính thức từ nhiều nguồn cung với giá thấp nên dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc sẽ sụt giảm trong năm tới.
Ngoài ra, khu vực châu Phi, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam cũng gặp nhiều sự cạnh tranh với gạo Thái Lan và Ấn Độ, đặc biệt là Thái Lan do Thái Lan tiếp tục xả kho Chính phủ với mức giá cạnh tranh.
Tương tự tại thị trường Đông Nam Á, gạo Việt cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan về chất lượng và giá cả. Do đó, sản lượng xuất khẩu gạo sang thị trường này năm 2015 dự báo không có nhiều thay đổi.
Khó cạnh tranh về chất lượng với gạo Thái Lan, ở phân khúc gạo cấp trung bình và thấp, mức giá mà Ấn Độ và Pakistan đưa ra cũng cạnh mạnh với gạo Việt Nam.
Hiện, theo thống kê trên trang Thông tin lúa gạo Oryza, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán với giá 380-390 USD/tấn, gạo Ấn Độ và Pakistan cũng lần lượt được chào bán ở mức tương đương, khoảng 385-395 USD/tấn và 380-390 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam là 350-360 USD/tấn, thì của Ấn Độ và Pakistan là 350-360 USD/tấn và 335-345 USD/tấn.
Tiếp tục đối diện nhiều khó khăn
Đánh giá công tác xuất khẩu gạo năm 2014, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhiệm vụ xuất khẩu gạo năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận xét, sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Cụ thể, nhu cầu thị trường nhập khẩu một số thị trường truyền thống không ổn định, cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng. Một số thị trường bị sụt giảm như châu Phi.
Một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo gặp khó khăn về tài chính, vốn cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần tiếp tục quan tâm giải quyết như công tác quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, chế biến lúa gạo, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo, công tác xúc tiến thương mại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường gạo…
Do đó, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2015 cần tiếp tục tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo. Tập trung củng cố các thị trường truyền thống trọng điểm. Tích cực mở rộng, phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Tiếp tục tăng cường, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gạo.
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan, VFA, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo để ổn định nguồn hàng, nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
“Bộ, ngành chức năng, địa phương và VFA cần rà soát việc thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là những khó khăn về vốn, tín dụng, tài chính để tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh của thương nhân, thúc đẩy xuất khẩu gạo”, Thứ trưởng chỉ đạo.