Thái Lan và Malaysia ủng hộ Indonesia thiết lập giá sàn cao su
Các nhà sản xuất cao su tại Malaysia và Thái Lan đều đã hưởng ứng động thái xác lập giá sàn cho sản phẩm này ở mức 1,5 USD/kg của Hiệp hội cao su Indonesia (GAPKINDO).
Việc thiết lập giá sàn diễn ra trong bối cảnh các nỗ lực trước đây của ba nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới nhằm vực dậy giá cao su đang sụt giảm đã không phát huy được tác dụng, do nguồn cung dư thừa và nhu cầu tiêu thụ yếu từ phía Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hàng đầu của sản phẩm này.
Tuy nhiên, một số thương gia tỏ ý hoài nghi về tính hiệu quả và thực thi động thái này của phía Indonesia.
Một thương nhân tại Malaysia nhận định: "Làm thế nào để thiết lập giá sàn và buộc người tiêu dùng phải mua nếu nhu cầu vẫn yếu?”
Sự thật là các nhà sản xuất cao su tại Indonesia đã ngừng cung cấp cao su loại SIR20 dùng để sản xuất lốp xe, loại cao su rẻ nhất Đông Nam Á, do giá giao dịch liên tục giảm xuống mức 1,40 USD/kg, thấp hơn chi phí sản xuất (1,60-2 USD/ kg).
Còn tại Malaysia, SMR20 chuẩn cũng đang được chào bán với giá 1,44-1,45 USD/kg, thấp hơn mức giá sàn 1,5 USD/kg mà Indonesia đưa ra.
Giá bán loại SVR3L của nhà sản xuất cao su lớn khác thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam cũng giảm xuống 1,495 USD/kg vào ngày 30/9 trước khi tiếp tục hạ xuống mức 1,485 USD/kg vào ngày 1/10.
Mặc dù vậy, các hiệp hội hay doanh nghiệp trong ngành cao su tại Malaysia và Thái Lan vẫn ủng hộ kế hoạch trên của GAPKINDO, đồng thời cho biết họ đã gửi tới các thành viên trong hiệp hội của mình thông báo từ GAPKINDO nhằm kêu gọi họ không chấp nhận bán cao su với mức giá dưới 1,5 USD/kg, theo một quan chức của Hiệp hội cao su Thái Lan.
Về phía Malaysia, bà Salmiah Ahmad, Tổng giám đốc Hội đồng Cao su của nước này cũng cho biết tổ chức họ ủng hộ kế hoạch trên.
Việc thiết lập giá sàn cao su được hy vọng sẽ ngăn chặn đà sụt giảm của giá cao su tự nhiên, đồng thời cải thiện tâm lý thị trường, nhất là trong bối cảnh hiện tại khi thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu Trung Quốc đang đóng cửa trong dịp nghỉ lễ công cộng kéo dài một tuần, gây thêm sức ép trên thị trường.
Tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su theo hợp đồng giao tháng 3/2015 đã giảm hơn 4% xuống còn 175,5 yen/kg (1,599 USD/kg), còn tại sàn giao dịch Singapore, giá cao su theo hợp đồng giao tháng 11/2014 cũng giảm xuống còn 1,3740 USD/ kg. Cả hai mức giá trên đều là mức thấp nhất kể từ năm 2009, cho thấy các nhà sản xuất vẫn cần thêm những biện pháp quyết liệt hơn.
Ba nhà sản xuất Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan và Malaysia, thuộc Hiệp hội Cao su quốc tế, đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu 300.000 tấn cao su, tương đương khoảng 3% sản lượng cao su toàn cầu trong năm 2012.
Động thái này đã khiến giá cao su tăng tạm thời, tuy nhiên vẫn trượt giá trở lại do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu. Kết quả là Indonesia sau đó lại công khai kêu gọi ngừng thực hiện hiệp ước này khi cho rằng nó không còn hiệu quả.
Sự sụt giảm giá cao su gần đây nhất đã gây ảnh hưởng nhiều nhất đến người nông dân Indonesia, buộc họ phải tìm các công việc khác./.
Tuy nhiên, một số thương gia tỏ ý hoài nghi về tính hiệu quả và thực thi động thái này của phía Indonesia.
Một thương nhân tại Malaysia nhận định: "Làm thế nào để thiết lập giá sàn và buộc người tiêu dùng phải mua nếu nhu cầu vẫn yếu?”
Sự thật là các nhà sản xuất cao su tại Indonesia đã ngừng cung cấp cao su loại SIR20 dùng để sản xuất lốp xe, loại cao su rẻ nhất Đông Nam Á, do giá giao dịch liên tục giảm xuống mức 1,40 USD/kg, thấp hơn chi phí sản xuất (1,60-2 USD/ kg).
Còn tại Malaysia, SMR20 chuẩn cũng đang được chào bán với giá 1,44-1,45 USD/kg, thấp hơn mức giá sàn 1,5 USD/kg mà Indonesia đưa ra.
Giá bán loại SVR3L của nhà sản xuất cao su lớn khác thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam cũng giảm xuống 1,495 USD/kg vào ngày 30/9 trước khi tiếp tục hạ xuống mức 1,485 USD/kg vào ngày 1/10.
Mặc dù vậy, các hiệp hội hay doanh nghiệp trong ngành cao su tại Malaysia và Thái Lan vẫn ủng hộ kế hoạch trên của GAPKINDO, đồng thời cho biết họ đã gửi tới các thành viên trong hiệp hội của mình thông báo từ GAPKINDO nhằm kêu gọi họ không chấp nhận bán cao su với mức giá dưới 1,5 USD/kg, theo một quan chức của Hiệp hội cao su Thái Lan.
Về phía Malaysia, bà Salmiah Ahmad, Tổng giám đốc Hội đồng Cao su của nước này cũng cho biết tổ chức họ ủng hộ kế hoạch trên.
Việc thiết lập giá sàn cao su được hy vọng sẽ ngăn chặn đà sụt giảm của giá cao su tự nhiên, đồng thời cải thiện tâm lý thị trường, nhất là trong bối cảnh hiện tại khi thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu Trung Quốc đang đóng cửa trong dịp nghỉ lễ công cộng kéo dài một tuần, gây thêm sức ép trên thị trường.
Tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su theo hợp đồng giao tháng 3/2015 đã giảm hơn 4% xuống còn 175,5 yen/kg (1,599 USD/kg), còn tại sàn giao dịch Singapore, giá cao su theo hợp đồng giao tháng 11/2014 cũng giảm xuống còn 1,3740 USD/ kg. Cả hai mức giá trên đều là mức thấp nhất kể từ năm 2009, cho thấy các nhà sản xuất vẫn cần thêm những biện pháp quyết liệt hơn.
Ba nhà sản xuất Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan và Malaysia, thuộc Hiệp hội Cao su quốc tế, đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu 300.000 tấn cao su, tương đương khoảng 3% sản lượng cao su toàn cầu trong năm 2012.
Động thái này đã khiến giá cao su tăng tạm thời, tuy nhiên vẫn trượt giá trở lại do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu. Kết quả là Indonesia sau đó lại công khai kêu gọi ngừng thực hiện hiệp ước này khi cho rằng nó không còn hiệu quả.
Sự sụt giảm giá cao su gần đây nhất đã gây ảnh hưởng nhiều nhất đến người nông dân Indonesia, buộc họ phải tìm các công việc khác./.
Theo Phương Nga