Nộp lệ phí để vay tiền không thế chấp, người phụ nữ bị lừa gần 100 triệu đồng chỉ sau vài cuộc gọi
Sau khi chuyển số tiền theo yêu cầu nhưng không nhận được số tiền muốn vay, người phụ nữ Trung Quốc này đã phải báo cảnh sát để được giúp đỡ.
- 19-08-2023Cặp vợ chồng nghỉ hưu sớm năm 38 tuổi, nhàn nhã đi du lịch nhờ cắt giảm 2 chi phí đang ngầm tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn mà không hề chú ý
- 19-08-2023Sau gần 30 năm phát hiện ung thư giai đoạn cuối, vị bác sĩ vẫn sống khoẻ: Công thức chỉ gồm 2 điều đơn giản
- 17-08-2023Ông chú U60 tuổi điển trai, cơ bắp như nam thần đôi mươi nhờ 5 bí quyết đơn giản khó tin
Vay nóng không thế chấp để mở nhà hàng
Hồi cuối năm 2020, Công an thành phố Lạc Lăng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã nhận được đơn trình báo của một phụ nữ trẻ tên Quách Quyên cho biết mình đã bị lừa 30.000 NDT (khoảng 98 triệu đồng). Sau khi nhận được đơn trình báo, công an của thành phố đã vào cuộc điều tra. Sau quá trình theo dõi, cơ quan chức năng đã khiến các tội phạm phải ra đầu thú.
Do có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh, Quách Quyên cần một khoản tiền 100.000 NDT (327 triệu đồng). Không thể vay mượn được người thân, cô đã nghĩ đến chuyện vay bên ngoài. Ban đầu, người phụ nữ này tìm hiểu đến hình thức vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay của ngân hàng đòi hỏi nhiều điều kiện thế chấp và điều tra tín dụng.
Do thủ tục vay phức tạp, lại cần gấp, Quách Quyên được một người bạn giới thiệu hình thức vay vốn không cần thế chấp. Ngay khi biết được thông tin này, cô đã tìm kiếm trên Internet và liên hệ với một trong những số điện thoại cung cấp dịch vụ này. Ngay khi liên lạc, một người đàn ông đã trả lời điện thoại với giọng điệu ân cần và nhanh chóng đồng ý với yêu cầu vay tiền của người phụ nữ này.
Người đàn ông thông tin nếu muốn đăng ký khoản vay này, Quách Quyên cần phải nộp cho công ty giấy phép cư trú tạm thời. Đồng thời người này cho biết nếu không muốn nộp cô có thể trả một khoản phí khoảng 10.000 NDT (32 triệu đồng) cho anh ta để được hỗ trợ.
Nhận thấy thủ tục không quá rườm rà, Quách Quyên đồng ý chuyển 10.000 NDT vào tài khoản được chỉ định. Sau khi chuyển tiền, cô được hẹn sẽ nhận tiền trong vòng 24 giờ sau đó.
Ảnh minh hoạ
Sáng hôm sau, người đàn ông này lại gọi điện cho cô một lần nữa và nói rằng phía công ty cần giấy chứng nhận lao động. Mục đích để họ chắc chắn rằng Quách Quyên có đủ khả năng hoàn trả số tiền này. Do không thể đáp ứng được yêu cầu bởi cô đã nghỉ làm cách đây 2 tháng, người này lại gợi ý có thể nộp cho anh 7.000 NDT (khoảng 22,9 triệu đồng) để hỗ trợ thủ tục này. Người đàn ông cam kết khoản tiền sẽ được hoàn trả sau khi cô trả hết số tiền sẽ vay.
Chưa dừng lại ở đó, người đàn ông ở đầu dây bên kia tiếp tục ra yêu cầu. Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, Quách Quyên cần trả trước một tháng tiền nợ, tương ứng 13.000 NDT (khoảng 42 triệu đồng). Số tiền này được xem như một khoản đặt cọc nhằm chứng minh khả năng trả nợ của Quách Quyên.
Sau khi chuyển tiền vào số tài khoản yêu cầu, người cho vay cam kết sẽ chuyển số tiền cô muốn vay trong vòng 24h.
Đặt trọn niềm tin vào giao dịch này, sau khi chuyển đi tổng cộng 30.000 NDT (khoảng 98 triệu đồng), Quách Quyên kiểm tra điện thoại liên lục để xem khi nào nhận được tiền.
20 tiếng trôi qua, cô không nhận được bất kỳ thông báo nào về biến động số dư trong tài khoản. Đến ngày thứ 2, Quách Quyên vẫn không nhận được bất kỳ thông báo nào. Ngay lập tức, cô đã liên hệ với số điện thoại đã liên lạc để giao dịch tiền. Điều không thể ngờ rằng, đầu dây bên kia thông báo thuê bao.
Đường dây lừa đảo hơn 50 đối tượng
Biết mình bị lừa, người phụ nữ này đã đến Cục Công an để trình báo vụ việc. Sau khi tiếp nhận thông tin, cảnh sát đã điều tra tài khoản mà Quách Quyên chuyển tiền. Theo đó, họ phát hiện ra rằng chủ sở hữu tài khoản là một người đàn ông tên Phan. Trích xuất dữ liệu của ngân hàng, cảnh sát đã triệu tập người đàn ông này.
Sau khi lấy lời khai, hoá ra Phan cũng là nạn nhân của đường dây lừa đảo. Vì đã vay tiền của người ngoài để đặt cọc một loạt tiền như Quách Quyên, anh chấp nhận làm công việc này nhằm trả hết nợ.
Trong suốt quá trình thẩm vấn, cảnh sát liên tục nhắc Phan hợp tác, khai nhận thành thật để được khoan hồng. Ban đầu, anh từ chối tiết lộ về chủ đường dây này. Sau một hồi được thuyết phục, anh cũng khai nhận và hợp tác với cơ quan chức năng.
Dựa theo thông tin do Phan cung cấp, cảnh sát đã bắt gọn được đường dây lừa đảo với hơn 50 người rải rác ở khắp mọi nơi.
Ảnh minh hoạ
Sau khi vụ án được phanh phui, cảnh sát đã liên lạc và trả lại số tiền Quách Quyên bị lừa. Cuối cùng, viên cảnh sát không quên nhắc nhở cô hết sức cẩn trọng với những hình thức cho vay tiền mập mờ. Đôi khi chưa nhận được số tiền muốn vay, bạn có thể đã mất tiền cho những thủ tục kỳ lạ.
Phụ nữ số