MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nữ công nhân đau mắt cá chân, đi khám bị chẩn đoán ung thư xương: Đây là 4 TRIỆU CHỨNG báo hiệu di căn!

09-10-2023 - 20:36 PM | Sống

Nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu sau thì bạn nên cẩn thận bởi rất có thể đó là giai đoạn di căn của tế bào ung thư.

Dì Lưu là công nhân trong xưởng sản xuất giày. Công việc của dì bận rộn, thường xuyên phải làm thêm giờ, ăn uống thất thường. Sau khi về hưu, dì bắt đầu đau nhức mắt cá chân, lúc đầu dì cho rằng đó là biểu hiện của bệnh thấp khớp nên không để ý. Nhưng càng ngày, cơn đau càng xuất hiện nhiều, khiến việc đi lại khó khăn. Đến lúc này, con trai của dì Lưu mới đưa tới bệnh viện thăm khám.

Sau khi khám, bác sĩ phát hiện dì Lưu có một khối u ở xương bánh chè bên phải và được chẩn đoán là ung thư xương. Bác sĩ cũng cho biết rất may khối u được phát hiện kịp thời, đang ở giai đoạn đầu, có khả năng điều trị thành công nếu sớm phẫu thuật. Tuy nhiên, dì Lưu vẫn rất lo lắng và thấy hối hận khi không đi khám sức khoẻ định kỳ.

Con đường di căn của ung thư

Di căn ung thư là quá trình các tế bào khối u di chuyển từ nơi xuất phát ban đầu đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua sự xâm lấn của hệ thống tuần hoàn và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh ung thư đều có khả năng di căn và sự khác biệt này đặc biệt rõ ràng ở ung thư da.

Nữ công nhân đau mắt cá chân, đi khám bị chẩn đoán ung thư xương: Đây là 4 TRIỆU CHỨNG báo hiệu di căn! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, tốc độ di căn của các loại ung thư khác nhau cũng có sự khác biệt, có loại di căn nhanh, có loại di căn tương đối chậm. Tốc độ di căn của tế bào ung thư khác nhau tuỳ vào loại ung thư. Nhưng nhìn chung, ung thư được phát hiện và điều trị càng muộn thì khả năng tế bào ung thư di căn càng cao.

Những triệu chứng xuất hiện trước khi tế bào ung thư di căn

Làm thế nào để đánh giá liệu khối u có thể đã di căn hay không? Một số dấu hiệu phổ biến mà chúng ta cần lưu ý như sau.

1. Chán ăn và sụt cân

Tế bào khối u có thể giải phóng các chất ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, khiến người bệnh chán ăn. Nếu tình trạng chán ăn, sụt cân xảy ra trong tình trạng điều trị ổn định thì có thể là dấu hiệu của khối u đã di căn.

Nữ công nhân đau mắt cá chân, đi khám bị chẩn đoán ung thư xương: Đây là 4 TRIỆU CHỨNG báo hiệu di căn! - Ảnh 2.

Tế bào khối u có thể giải phóng các chất ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, khiến người bệnh chán ăn. (Ảnh minh hoạ)

2. Xuất hiện khối u không rõ nguyên nhân

Mặc dù sự phát triển của các khối u trong cơ thể thường khó quan sát bằng mắt thường nhưng với một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và các khối u ác tính ở đầu và cổ sẽ phát triển thành khối trên bề mặt cơ thể. Điều này có thể là dấu hiệu khối u đã di căn, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám kịp thời.

3. Sốt nhẹ tái phát không rõ nguyên nhân

Bệnh nhân ung thư thường bị sốt ở giai đoạn cuối. Nếu sốt nhẹ lặp đi lặp lại trong thời gian dài và tự thuyên giảm, loại trừ các yếu tố lây nhiễm thì cần cảnh giác với sốt nhẹ. Bởi có thể do khối u tiến triển và chú ý đến khả năng khối u phát triển, tái phát và di căn.

4. Các triệu chứng ban đầu trở nên trầm trọng hơn

Sau khi điều trị chống khối u, nếu các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân đột nhiên trở nên trầm trọng hơn thì cần nâng cao cảnh giác. Điều này có thể do khối u tái phát hoặc di căn, cần kiểm tra và đánh giá thêm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Nữ công nhân đau mắt cá chân, đi khám bị chẩn đoán ung thư xương: Đây là 4 TRIỆU CHỨNG báo hiệu di căn! - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Làm thế nào để ngăn chặn khối u tái phát và di căn?

1. Thực hiện điều trị theo đúng phác đồ

Khi bệnh nhân được điều trị, họ phải nỗ lực hết mình để đảm bảo hoàn thành tất cả các liệu trình điều trị được khuyến khích nhằm giảm thiểu nguy cơ khối u tái phát và di căn. Đối với những bệnh nhân không chấp thuận được phương pháp điều trị, họ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để điều chỉnh lộ trình, không nên tự ý gián đoạn điều trị hay điều chỉnh liều lượng thuốc.

2. Cải thiện thể lực và thiết lập hệ thống phòng thủ vững chắc

- Bỏ những thói quen xấu: Chẳng hạn bệnh nhân ung thư phổi cần bỏ thuốc lá, bệnh nhân ung thư gan nên tích cực điều trị viêm gan và tránh lạm dụng rượu. Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn thực phẩm ẩm mốc, giảm đồ ăn muối chua, chiên xào cũng có có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa khối u tái phát và di căn.

- Cân bằng dinh dưỡng: Vì ung thư là căn bệnh gây suy nhược và quá trình điều trị (phẫu thuật, hoá trị,…) làm tổn hại đến chức năng miễn dịch nên việc chú ý đến dinh dưỡng cân bằng là rất quan trọng. Người bệnh được khuyến cáo nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Đồng thời cần tăng cường bổ sung protein để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể và giúp giảm nguy cơ tái phát khối u. Tuỳ theo tình trạng thể chất cụ thể, bệnh nhân có thể tham gia các bộ môn như chạy bộ, yoga, bơi lội,… để duy trì sức khoẻ.

Nữ công nhân đau mắt cá chân, đi khám bị chẩn đoán ung thư xương: Đây là 4 TRIỆU CHỨNG báo hiệu di căn! - Ảnh 4.

Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể và giúp giảm nguy cơ tái phát khối u. (Ảnh minh hoạ)

3. Giữ tâm trạng vui vẻ

Bệnh nhân ung thư thường có tâm lý lo lắng, tuyệt vọng. Nhưng cảm xúc tiêu cực lâu ngày gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ khối u tái phát, di căn. Vì vậy, việc duy trì thái độ lạc quan cũng như tư vấn, hỗ trợ tâm lý phù hợp rất quan trọng để ngăn ngừa khối u.

4. Thăm khám thường xuyên

Bệnh nhân nên được tái khám định kỳ để có thể phát hiện sớm mọi dấu hiệu tái phát hoặc di căn. Tình trạng thể chất cần được theo dõi chặt chẽ, chẳng hạn như bất kỳ khối u mới, chảy máu bất thường, ho dai dẳng hoặc các triệu chứng bất thường khác.

Tần suất tái khám phải được xác định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và khuyến nghị của bác sĩ. Kế hoạch tái khám được khuyến nghị là 1-2 năm sau phẫu thuật, khám tổng thể 3 tháng/lần, 2-3 năm sau phẫu thuật sẽ khám toàn diện 6 tháng/lần, hơn 3 năm sau phẫu thuật khám toàn diện từ 6-12 tháng/lần.

Trong điều kiện bình thường, khả năng di căn của tế bào ung thư ở giai đoạn đầu đến giai đoạn giữa rất nhỏ nên cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là phát hiện sớm, điều trị sớm. Hàng ngày, chúng ta phải chú ý đến những thay đổi của cơ thể, tiến hành kiểm tra thể chất thường xuyên và tìm cách điều trị nhanh chóng nếu gặp phải một căn bệnh không rõ nguyên nhân.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên