Nữ giảng viên độc thân tiêu 5 - 6 triệu đồng/tháng, lên kế hoạch nghỉ hưu ở tuổi 38: Nghe tên quỹ tiết kiệm ai cũng cười bò!
Khả năng thu chi, tiết kiệm của cô gái khiến không ai có thể chê được.
- 04-06-2024Lại thêm một bà mẹ chỉ tiêu 3 triệu/tháng dù nuôi 2 con nhỏ, nhìn bảng chi tiêu mà không dám tin vào mắt
- 31-05-2024Mẹ 2 con ở TP.HCM chi tiêu cho 4 người chỉ mất 7 triệu/tháng, từng khoản phân bổ đều quá hợp lý!
- 30-05-2024Tử vi tháng 6 dự báo con giáp này nên khiêm tốn kẻo thị phi giăng lối: Tuổi Tý cần thắt chặt chi tiêu, tuổi Ngọ cẩn thận danh tiếng
M. năm nay 32 tuổi, dự định 35 tuổi sẽ nghỉ hưu. Nhưng cô vẫn đang lo sợ nếu cơ thể bệnh tật sẽ không đủ chi phí để nghỉ hưu sớm, dù có bảo hiểm đầy đủ. Vì thế, cô đang cố gắng làm việc thêm 3 năm nữa, tức là năm 38 tuổi sẽ nghỉ hưu.
Đỉnh cao của "Vén khéo"
Chi tiêu của M. cố định hàng tháng là 5 - 6 triệu đồng. Căn nhà đầu tiên mà M. mua được là năm 24 tuổi do tiết kiệm được từ thời sinh viên. M. cho biết, cô vừa đi học, vừa đi làm rất nhiều việc nên đã tiết kiệm được một khoản nhỏ, mua nhà với giá rẻ và đến nay giá trị căn nhà đã tăng lên gấp 10 lần. Căn nhà sau cô mua khi 27 tuổi, cũng chính là căn nhà hiện tại đang ở. Còn căn nhà trước đang được cho thuê, tiền nhà gửi mẹ đi làm từ thiện hoặc đi chùa.
Dù có khối tài sản mà nhiều người mơ ước nhưng M. chi tiêu khá tiết kiệm, hợp lý, tránh hoang phí. Mỗi ngày, tiền ăn của cô là 50.000 VNĐ, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Tiền gạo là 50.000 VNĐ. Tiền uống phê/trà sữa/nước là 300.000 VNĐ. Tiền điện khoảng 1 triệu đồng.
M. tâm sự: "Riêng tiền điện, mình không giảm được vì nếu nóng quá sẽ khó ngủ. Mình thường ở phòng sách làm việc nên nóng quá sẽ không tập trung làm việc được. Tháng 6 vừa rồi, tiền điện của mình là 890.000 VNĐ, dư 110.000 VNĐ, mình cho vào quỹ Phật sự riêng trên Momo.
Cuối năm chùa nào không có điều kiện, mình sẽ mua gạo mắm muối dầu ăn bột ngọt dầu lửa đường gửi vào. Có tháng, trời mát, mình chỉ tiêu tầm 500.000 VNĐ tiền điện, cho nên có thêm 500.000 VNĐ để vào quỹ. Mình luôn tâm niệm là đang gửi Ngân hàng Tây Phương".
M. tiếp tục chia sẻ, tiền nước, phí chung cư, phí đổ rác là 350.000 VNĐ/tháng, tiền mạng và tiền Netflix là 250.000 VNĐ/tháng. Tiền mua sách là 200.000 VNĐ, mỹ phẩm 600.000 VNĐ. Cô cũng lập 1 quỹ trên Momo đặt tên khá buồn cười là "Già thì không có quà". Cô khá tiết kiệm khi dùng mỹ phẩm, chỉ lấy lượng vừa đủ, tránh lãng phí. Vì thế, với quỹ mỹ phẩm, cô thường để ra được 100.000 VNĐ, dồn tiết kiệm để sau này lớn tuổi đi căng da mặt hay chăm sóc chuyên sâu. Cứ tích được vài triệu đồng, cô sẽ đi mua vàng rồi để đó cho đỡ mất giá.
M. cũng sẽ chia sẻ sẽ đi spa chăm sóc da 2 tuần 1 lần, mỗi lần 300.000 VNĐ. Tháng nào không đi spa, số tiền đó sẽ được M. chuyển vão quỹ "Già thì không có quà". M. cũng dành 450.000 VNĐ để đi tập gym. Tiền nước rửa bát, bột giặt, nước xả vải là 100.000 VNĐ.
Bên cạnh đó, M. cũng không mất tiền xăng xe, chi phí gửi xe vì đi xe đạp, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm xăng lại giữ được dáng, đẹp da. Nếu đi xa, cô sẽ chọn đi xe công nghệ để giảm chi phí. Như vậy, mỗi tháng M. chi tiêu khoảng 5,4 triệu đồng, số tiền còn lại phục vụ ma chay hiếu hỉ.
Một số tips tiết kiệm tiền của M. khá hay ho
1. Luôn tắt mọi thiết bị điện khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, M. chỉ mở 1 một khu vực đèn duy nhất, nếu ở phòng bếp thì M. sẽ đảm bảo tất cả các khu vực khác đều đã tắt hết đèn và thiết bị. Ngoài ra những thiết bị lớn như tivi, máy lạnh, máy quạt đều được lắp thêm công tắc ngắt nguồn điện. Công tác này được M. lắp như công tắc đèn bình thường nên rất tiện, kể cả khu vực bếp nồi cơm điện, bếp từ,... Thay vì rút ra rút vào phích cắm, M. sẽ tắt công tắc đi, mẹo này vừa giúp tiết kiệm điện vừa khiến các thiết bị kéo dài tuổi thọ.
2. Tủ lạnh ngăn đông luôn làm đầy rất nhiều đá. Vì tủ lạnh nếu đủ độ lạnh đã cài đặt sẽ tự động giảm công suất hoạt động. Vì thế, việc để đầy đá tiết kiệm rất nhiều công suất của tủ lạnh. Cho nên dù M. mở máy lạnh cả ngày, nấu bếp từ, sử dụng máy nước nóng, đun bình siêu tốc nhiều lần trong ngày nhưng tiền điện cũng chỉ dao động 800.000 VNĐ - 1 triệu đồng.
3. Mỗi tháng M. dùng 3 số, cho cả tưới cây cho ban công 5m2. Cô dùng nước vo gạo, nước rửa rau, rửa thịt để tưới cây. Nước lau nhà lần đầu được dùng để rửa chân. Nước tắm giặt được dùng để cọ nhà vệ sinh, bồn cầu.
4. Cách khiến ngôi nhà có hương thơm, không khí dễ chịu cũng được M. bật mí. Để giúp nhà vệ sinh thơm tho, M. lấy hộp nhựa, đục nhiều lỗ trên mặt hộp, đổ 1 ít nước xả vải vào rồi để ở góc trên cao trong nhà vệ sinh, cuối tuần dùng nước xả vải này để giặt chăn ga gối. Còn với tủ lạnh, M. lấy chiếc hộp socola cũ, khoét nhiều lỗ trên mặt nắp rồi để vỏ chanh, vỏ tắc quất, gốc xả, gốc lá dừa, bã trà,… vào hộp rồi đặt vào tủ lạnh. Đối với phòng sách, M. cũng luôn khiến căn phòng thơm tho, giúp thư giãn tinh thần bằng việc dùng bã cà phê cho vào hộp bông ngoáy tay đã đục lỗ rồi để góc bàn làm việc.
5. Với thực phẩm, M. mua đồ sau 8h ở các cửa hàng, siêu thị để có mức giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tươi sạch. Những rau dễ trồng như rau ngót, xà lách,... được M. chăm chỉ trồng và chăm bón để có rau sạch ăn. M. cũng thường săn hàng cận date, còn hạn từ 4 - 6 tháng trở lên như hạt nêm, nước mắm, mì gói, sa tế,...
6. M. không mua bất kỳ khoá học nào trên mạng. Cô thường mua sách để tự học và kiến thức nền hầu như trên các hội nhóm Facebook và Youtube, TikTok đều có. M. dùng 200.000 VNĐ quỹ mua sách mua 1 quyển/tháng. Bao giờ đọc hết thì M. mới được mua quyển tiếp theo. Với cô, 1 tháng là đủ để nghiền ngẫm 1 cuốn sách kỹ năng. Còn với sách ngoại ngữ như Trung, Anh, Nhật,... M. cũng chỉ mua 1 quyển, bao giờ học xong quyển mới mua quyển tiếp theo để tránh mua vô tội vạ. Tháng nào đọc 1 quyển chưa xong, thì tiền tháng sau em sẽ cho vào quỹ trên Momo tên là "quỹ học tập". Quỹ này sẽ gom lại dành mua những cuốn sách đắt tiền hơn như mấy cuốn bìa cứng hoặc bản kỷ niệm.
Hiện M. đang độc thân, là giảng viên, dự định sau khi về hưu chỉ làm thỉnh giảng mỗi tháng nhận tối đa 8 buổi. Như vậy, cô sẽ có thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng, đủ chi phí để duy trì cuộc sống.
3. M. tiết kiệm nhưng không hà tiện hà khắc với bản thân. Cô dùng toàn bộ tiền thưởng Tết cho du lịch. Năm nào tiền thưởng nhiều, cô sẽ đi du lịch 2 nước, hoặc 1 nước ngoài và 1 trong nước. Năm nào tiền thưởng ít thì cô chỉ đi các nước gần. Nhờ thu chi khéo léo nên tính đến thời điểm hiện tại, cô đã đi được 10 nước, trong đó có nhiều nước quay lại nhiều lần. Tất cả những chuyến đi đều được mua bảo hiểm du lịch ngắn hạn để tránh tình huống ngoài ý muốn và giảm thiểu rủi ro gánh nặng tài chính.
4. Với tiền thưởng quý, cô sẽ đóng bảo hiểm. Phần này sẽ đỡ cho cô phần nào lúc ốm đau bệnh tật.
Về việc đến tuổi nhưng chưa kết hôn, M. chia sẻ: "Mình không theo chủ nghĩa độc thân cực đoan. Nhưng theo mình, hôn nhân và tuổi tác không liên quan với nhau. Tình yêu mới là tiền đề cho sự gắn bó dài lâu. Là phụ nữ, ngoài độc lập tinh thần và tài chính, chọn một người đàn ông yêu thương mình cũng là việc có trách nhiệm nhất mà bản thân nên làm cho chính mình".
Phía dưới bài viết, nhiều người để lại ý kiến:
- Chị tính toán kỹ lưỡng và có nhiều tips thật bổ ích! Không liên quan nhưng nghe tên quỹ "Già thì không có quà" buồn cười quá!
- Thu chi khéo quá nhưng cũng không nên tiết kiệm quá mức. Cuộc sống vất vả kiếm tiền thì mình cũng nên yêu thương bản thân một chút. Tuổi trẻ có một lần trong đời, hãy sống thoải mái, vui vẻ với bạn bè, hưởng thụ một chút. Chứ vài ba tuổi nữa sức khoẻ kém. muốn ăn, muốn chơi, muốn đi du lịch cùng bạn bè cũng khó.
- Bạn này "vén" khéo thật. Với ý thức này, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn ấy cũng lo liệu được. Sau này, ai may mắn mới lấy được bạn ấy, ít nhất về khoản chăm lo cho gia đình quá yên tâm.
Nguồn: Group "Vén khéo"
Đời sống & pháp luật