Nữ sinh đỗ đại học điểm cao nhưng không được nhận, 16 năm sau quyết tâm thi lại thì bàng hoàng nhận thông báo: "Em đã tốt nghiệp trường này”
Cô gái này vô cùng bất ngờ vì bản thân thậm chí còn chưa từng học đại học, tại sao lại có thể tốt nghiệp đại học được?
- 27-09-2024Nữ sinh “trượt” ĐH nhưng 12 năm sau phát hiện bản thân đã có bằng cử nhân, nhà trường khẳng định: “Chúng tôi không biết”
- 12-09-2024Nữ sinh đỗ Đại học Bắc Kinh nhưng không thể nhập học, hoá ra lý do đến từ cha: Bỏ nhà đi 24 năm không về, khi mẹ liên lạc chỉ nói 1 CÂU lạnh nhạt!
- 08-09-2024Nữ sinh thi đỗ đại học danh giá, ngày mang giấy báo đến nhà trường tuyên bố: "Em không đủ điều kiện học ở đây"
Nữ sinh nghèo dang dở giấc mơ vào đại học
Trần Xuân Tú xuất thân từ một gia đình nông dân bình thường ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô đã tâm niệm chỉ có kiến thức mới có thể giúp bản thân thay đổi vận mệnh, vậy nên Trần Xuân Tú luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ.
Năm 2004, Trần Xuân Tú tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học và đạt được 546 điểm, một số điểm khá cao ở thời điểm đó và dư sức để vào một trường đại học tốt. Tuy nhiên, nữ sinh ở Sơn Đông không nhận được bất kỳ giấy báo nhập học nào từ các ngôi trường mà cô đã điền đơn đăng ký.
Cho rằng điểm số của mình vẫn chưa đủ điều kiện được nhận vào các trường đại học, Trần Xuân Tú đành đi ra ngoài xin việc để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Cô dự định lúc nào tiết kiệm đủ tiền sẽ thi lại đại học để hoàn thành ước mơ.
Trần Xuân Tú xin vào làm việc trong một nhà máy điện tử và làm bồi bàn nhà hàng. Cô gái trẻ luôn làm việc ngoài giờ đến khuya và kiếm được hơn 1.000 NDT (khoản 3,5 triệu đồng) mỗi tháng. Về sau, cô đi học thêm chứng chỉ và chuyển nghề làm cô giáo trông trẻ.
Cứ thế, Trần Xuân Tú bận rộn với cơm áo gạo tiền, rồi kết hôn và hôn sinh con. Thế nhưng, ước mơ được học đại học vẫn luôn cháy bỏng trong cô. Bất cứ lúc nào có thời gian, Trần Xuân Tú sẽ lại lấy sách ra đọc và ôn tập kiến thức.
Năm 2020, Trần Xuân Tú lúc đó đã 34 tuổi và có cuộc sống tốt hơn, cô quyết định đăng ký thi tuyển sinh đại học để hoàn thành ước mơ còn dang dở của mình. Nhưng đến lúc đăng ký, cô phát hiện trong hồ sơ ghi mình đã tốt nghiệp Đại học Công nghệ Sơn Đông, một trường đại học danh tiếng ở tỉnh từ hơn 10 năm trước. Điều này khiến Trần Xuân Tú vô cùng bất ngờ, vì cô chưa từng học đại học thì sao có thể tốt nghiệp được?
Trần Xuân Tú ngay lập tức liên hệ với trường trung học mà cô từng theo học trước đây, nhưng giáo viên tại trường nói rằng các hồ sơ, học bạ của cô đều đã được chuyển đến Đại học Công nghệ Sơn Đông.
Cho đến khi đến tận văn phòng tuyển sinh của Đại học Công nghệ Sơn Đông để làm rõ sự việc, Trần Xuân Tú mới ngỡ ngàng nhận ra có người đã mạo danh mình để đi học đại học suốt bao nhiêu năm. Đây là điều khiến cô không thể nào chấp nhận nổi, nên Trần Xuân Tú đã quyết tâm đưa sự thật ra ánh sáng và tìm lại công lý cho mình.
Sự thật không thể tin nổi
Sau khi nhận được báo cáo của Trần Xuân Tú, cơ quan chức năm đã vào cuộc và phát hiện người mạo danh cô để vào đại học là Trần Diễm Bình. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2004, Trần Diễm Bình chỉ đạt 303 điểm, một mức điểm thấp và không đủ trúng tuyển.
Nhưng sau đó, gia đình Trần Diễm Bình đã nhờ cậy các mối quan hệ để tìm cách làm giả kết quả cho cô gái này. Cuối cùng, một vụ lừa đảo nghiêm trọng đã được bắt đầu. Gia đình Trần Diễm Bình liên hệ với giáo viên phụ trách ở trường Trần Xuân Tú theo học, thay thế tên và hình ảnh Trần Diễm Bình vào tất cả bảng điểm và hồ sơ của Trần Xuân Tú.
Tiếp theo đó, biết được Đại học Công nghệ Sơn Đông đã gửi thông báo nhập học cho Trần Xuân Tú, gia đình này đã đến bưu điện địa phương để nhận nó trước khi được chuyển về nhà Trần Xuân Tú.
Bằng những sự cấu kết và thủ đoạn tinh vi, gia đình Trần Diễm Bình đã thành công giúp con gái vào được trường đại học tốt, đồng thời cướp đi cả thành tích nỗ lực bao năm và cả tương lai của cô gái nghèo Trần Xuân Tú.
Trần Xuân Tú cùng các giấy tờ tùy thân chứng minh thân phận của bản thân
Nhận được thông tin, Đại học Công nghệ Sơn Đông cũng nhanh chóng mở cuộc điều tra, sau đó thu hồi học vị của Trần Diễm Bình, đồng thời xử phạt các nhân sự của trường có liên đới trong vụ việc. Trần Diễm Bình cùng cha cô và những người trợ giúp làm giả giấy tờ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chấp nhận hình phạt xứng đáng.
Người phụ trách Đại học Công nghệ Sơn Đông nhiều lần bày tỏ lời xin lỗi tới Trần Xuân Tú và cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ để cô có thể thực hiện được ước mơ của mình. Về phần Trần Xuân Tú, cô rất vui vì cuối cùng cũng có thể vào được trường đại học mơ ước. Nhưng lẽ ra, điều này đã được thực hiện vào năm cô 18 tuổi, ở giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, nhưng không ngờ nó lại bị hoãn lại tới 16 năm.
(Theo Baijiahao)
Đời sống pháp luật