Nữ sinh Hà Nội học trường top đầu Trung Quốc: Để thành công, không được phép rảnh rỗi
Dù đã từng học tập và sinh sống tại Trung Quốc nhưng sau 2 năm quay trở lại để học chương trình Đại học, Hoàng Mai vẫn nhiều lần bật khóc vì áp lực.
- 12-10-2022Cả ngàn người xa lạ kéo tới nhà tổ chức Halloween cho cậu bé bị ung thư
- 12-10-2022Từng kiếm "bộn tiền" từ phim "Home Alone", sau 32 năm nam chính giờ có cuộc sống ra sao?
- 12-10-2022Chàng trai chi 1,5 triệu USD mua nhà chỉ để thỏa mãn đam mê vẽ
- 12-10-2022Luôn cảm thấy "đủ tốt" - Tư duy sai lầm khiến bạn làm lụng cả đời vẫn không thành công
- 11-10-2022Lối tắt kiếm tiền của người Do Thái: Người nắm chắc 3 điều này thì luôn có lợi thế trên thương trường
Giành được học bổng Chính phủ đi du học toàn phần ở Trung Quốc không phải là điều đơn giản. Để làm được điều đó, bạn phải đáp ứng hàng loạt các tiêu chí như: Chứng chỉ ngôn ngữ cao, bảng điểm đẹp, năng động tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, có thư giới thiệu của giáo viên và quan trọng hơn cả là vượt qua vòng phỏng vấn cam go. Vũ Hoàng Mai, SN 2000, quê tại Hà Nội đã làm được điều đó. Em từng là cựu học sinh trường THPT chuyên Ngoại ngữ, vượt qua hàng ngàn thí sinh đáng gờm để giành suất học bổng toàn phần.
Hoàng Mai đã tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Hán tại Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh với danh hiệu xuất sắc. Hiện tại, em đang là nghiên cứu sinh chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, nữ sinh sẽ về Việt Nam làm việc ở lĩnh vực ngoại giao, truyền thông.
CHĂM CHỈ LÀ YẾU TỐ HÀNG ĐẦU ĐỂ THÀNH THẠO TIẾNG TRUNG
Hoàng Mai chia sẻ, suất học bổng chính phủ toàn phần (CSC) mà em nhận được miễn phí tiền học, bảo hiểm, sinh hoạt phí. Ngoài ra, em còn nhận hỗ trợ 2500 NDT (khoảng 8 – 9 triệu đồng/tháng). Việc đi du học Trung Quốc đến với nữ sinh một cách tự nhiên. Trước đấy, em đã có 3 năm (lớp 8 - 10) học tập và sinh sống tại Trung Quốc.
Nữ sinh Hà Nội chia sẻ: "Bố em từng có thời gian làm việc tại Quảng Châu nên đã đưa em đi theo. Đến khi học xong chương trình lớp 10, em trở về Việt Nam. Hồi mới sang nước ngoài, mọi thứ bắt đầu từ con số 0. Việc thay đổi môi trường đột ngột khiến em gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, em luôn nhìn mọi việc theo hướng tích cực. Vì thế, em sớm thích nghi với cuộc sống và nâng cao trình độ ngoại ngữ một cách tự nhiên.
Đến khi về Việt Nam, em chọn theo chuyên tiếng Trung tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ và quyết định sang Trung Quốc học Đại học. Em nghĩ, mình đang có vốn tiếng Trung tốt, tại sao không tận dụng cơ hội để học lên cao".
Chân dung nữ sinh Vũ Hoàng Mai.
Vì đã từng sinh sống tại Trung Quốc nên Hoàng Mai không gặp nhiều khó khăn như các bạn sinh viên khác. Hơn thế, trước khi đi du học, nữ sinh đã có chứng chỉ tiếng Trung HSK 6 (chứng chỉ ngôn ngữ Trung cao nhất). Có lẽ một chút khó khăn lúc đầu là phải hoàn thành thủ tục, hồ sơ nộp cho nhà trường. Nhưng nhờ sự trợ giúp của các anh chị sinh viên Việt Nam đang học tập bên đó nên mọi việc trở nên suôn sẻ.
Theo quy định, khi sang Trung Quốc học, sinh viên phải đạt chứng chỉ HSK 5 trở lên nhưng Hoàng Mai đã sớm lấy được chứng chỉ HSK 6. Điều này giúp việc kết giao bạn bè và học các môn khác trở nên nhẹ nhàng hơn. Mọi người xung quanh rất quý em, dành lời nhiều lời khen về khả năng nói tiếng Trung lưu loát của em.
"Nếu bạn không giới thiệu, tôi không biết bạn là người nước ngoài. Bạn nói tiếng Trung tròn vành rõ chữ như người bản xứ vậy!" – Đó là lời khen ngợi của một người dân sinh sống ở Bắc Kinh dành cho Hoàng Mai.
Một số bí quyết học ngôn ngữ Trung mà nữ sinh Hà Nội đã áp dụng:
- Kỹ năng Nghe: Bạn hãy cố gắng tìm 1 người bản địa và nói chuyện cùng họ. Nhưng nếu bạn mới bắt đầu học và đang học ở Việt Nam sẽ rất khó kiếm người thực tập cùng. Nếu trong hoàn cảnh như vậy, bạn hãy tạo môi trường học ngoại ngữ cho mình bằng việc xem phim, nghe nhạc, xem chương trình truyền hình chứa nội dung mình yêu thích. Học ngoại ngữ đâu nhất thiết tìm tòi kiến thức cao siêu? Hãy bắt đầu từ nội dung mình thích mới duy trì được hứng thú học tập. Đây chính là cách học "mưa dầm thấm lâu".
- Kỹ năng Nói: Để phát triển kỹ năng Nói thì trên cơ bản, bạn phải có kỹ năng Nghe tốt. Khi nghe nhiều, bạn sẽ học được ngữ điệu và và ngữ pháp mà người bản địa dùng. Một điều quan trọng là bạn cần dũng cảm nói chuyện. Vì chỉ khi nói ra, mọi người mới chỉnh sửa được những lỗi sai. Học ngoại ngữ mà không mạnh dạn thì khó thành thạo được.
- Kỹ năng Viết: Ngôn ngữ Trung gồm những chữ tượng hình siêu khó. Để nhớ mặt chữ thì không còn cách nào khác là tập viết thật nhiều. Mọi người cảm thấy viết tiếng Trung rắc rối bởi chưa học kỹ quy tắc, chưa viết đúng thứ tự. Khi học, chúng ta cần nhớ viết theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Dần dần khi đã quen mặt chữ, nhớ quy tắc thì việc viết sẽ trở nên dễ và hanh hơn rất nhiều.
- Kỹ năng Đọc: Hoàng Mai khuyên mọi người hãy cố gắng làm đề thật nhiều để cải thiện kỹ năng này. Hồi còn học tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ, nữ sinh được giáo viên giao nhiều đề để làm. Ngoài ra, Hoàng Mai còn tranh thủ lên mạng tìm kiếm những đề khác ở các trung tâm ôn luyện tiếng Trung. Chăm chỉ là yếu tố hàng đầu giúp sớm thành thạo tiếng.
Nữ sinh cho rằng chăm chỉ là yếu tố hàng đầu để thành thạo tiếng Trung.
NHIỀU LẦN BẬT KHÓC NỨC NỞ… VÌ HỌC MÃI KHÔNG VÀO!
Hoàng Mai có 3 năm học tại Trung Quốc trước khi lên Đại học. Chính quãng thời gian đó đã giúp em hiểu được nỗi áp lực khủng khiếp mà học sinh bên Trung Quốc phải đối mặt. Đó cũng là kỷ niệm khó quên mà nữ sinh nhớ mãi. Hoàng Mai cho biết, ngay từ khi mới lớp 10, học sinh phải đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng về điểm số, thứ hạng. Các bạn phải tự giác, chủ động trong học tập. Việc dậy từ sáng tinh mơ để học bài chẳng phải là điều xa lạ đối với học sinh, sinh viên Trung Quốc.
Vì được cảm nhận không khí học tập căng thẳng từ sớm nên khi vào Đại học, Hoàng Mai không bị bất ngờ trước chương trình học. Nữ sinh trải lòng: "Vì đã mường tượng quá trình học nên em sớm thích nghi được guồng quay đó. Em không rơi vào tình trạng căng thẳng hay hoang mang mà luôn có sự chuẩn bị từ trước. Em áp dụng cho mình cách học hiệu quả là lên thời gian biểu chi tiết theo từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng năm.
Tuy nhiên, nữ sinh vẫn gặp nhiều thách thức. Thậm chí, em từng bật khóc nức nở vì… học mãi không vào đầu. Hoàng Mai "choáng" nhất là khi học những môn lý thuyết chứa nhiều tầng triết lý sâu xa.
"Nghe giảng bằng tiếng Việt đã thấy khó hiểu, vậy mà chúng em phải học bằng tiếng Trung. Thật sự là có nhiều môn để học được rất "đau đầu". Nhiều khi stress quá, em phải dành nguyên một ngày đi trượt băng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực", Hoàng Mai cho biết.
May mắn là dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng nữ sinh luôn có những người bạn bên cạnh để động viên, chia sẻ mọi điều. Em chơi rất thân với một người bạn quê ở Tân Cương. Bạn ấy không chỉ xinh đẹp mà còn nhiệt tình, tốt bụng. Cô bạn đó luôn tận tình giảng giải những phần kiến thức khó nhằn hay đưa Hoàng Mai tới địa điểm du lịch nổi tiếng mỗi khi cảm thấy căng thẳng.
Hoàng Mai có những người bạn tốt đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Nữ sinh Hà Nội chia sẻ: "Chuyên ngành của em yêu cầu phải viết bài luận nhiều. Có những lúc em bị bí ý tưởng, loay hoay cả buổi không biết làm thế nào. Những lúc đó, cô bạn thân đã giúp em gỡ rối, đưa ra cho em nhiều gợi ý hay, hướng dẫn cách triển khai dàn bài, cách phát hiện ý để tập trung viết sâu hơn.
Bạn ấy còn là người sửa chính tả cho em. Trong hệ thống tiếng Trung, có 40 - 50% chữ đồng âm khác nghĩa nên học sinh ngoại quốc thường viết sai chính tả. Và người bạn ấy đã giúp em khắc phục tình trạng đó. Cứ mỗi kỳ thi, bạn em không chỉ phải ôn luyện bài, làm bài cho mình mà còn ngồi sửa chính tả cho em nữa. Bạn ấy rất tốt bụng, đến giờ dù không học cùng nhau nhưng chúng em vẫn giữ liên lạc".
Nhờ nỗ lực học tập cùng với việc luôn được những người bạn tốt hỗ trợ, Hoàng Mai đã đạt thành tích cao trong học tập. Em luôn giữ vững suất học bổng, đạt điểm GPA cao ngất ngưởng là 90/100. Tuy gặt hái được một số thành tựu nhất định nhưng em vẫn luôn khiêm tốn, nỗ lực không ngừng nghỉ.
"Em không cho phép bản thân rơi vào trạng thái rảnh rỗi". Em luôn cố gắng phát triển bản thân, học thêm nhiều thứ, thử bước tiếp trên những con đường mới. Nếu ở vùng an toàn quá lâu có thể khiến chúng ta nản chí, tụt lùi. Vì vậy, hãy luôn luôn tạo ra những thử thách cho bản thân", Hoàng Mai chia sẻ.
Phụ nữ Việt Nam