Nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới lo giá gạo xuất khẩu tăng?
Vận chuyển gạo bằng đường thủy - Ảnh minh họa
Với lợi thế địa lý, Philippines – nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trở thành thị trường truyền thống và xuất khẩu gạo số 1 của Việt Nam. 8 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 2.288.381 tấn gạo sang Philippines chiếm đến 47,74% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
- 13-09-20221 triệu tấn gạo ùn ứ tại các cảng của Ấn Độ sau quyết định cấm xuất khẩu
- 11-09-2022Ấn Độ phanh gấp, gạo Việt Nam sẽ lên giá?
- 10-09-2022Gạo thơm ST24 đạt chứng nhận 5 sao
Philipines chỉ nhập khẩu một lượng gạo nhỏ từ Ấn Độ - nước hiện nay chiếm đến 40% thương mại gạo toàn cầu, và lượng gạo tấm chiếm chưa đến 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của họ. Song, Philippines đang lo ngại với động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình lương thực toàn cầu, đẩy giá gạo xuất khẩu tăng lên.
Xuất khẩu gạo sẽ về đích sớm?
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục hải quan Việt Nam, tháng 8/2022, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt 309.543 tấn, trị giá 138,209,014 USD, so với tháng 8/2021 tăng 12,72% về lượng và tăng 3,53% về giá trị, mức tăng giá không tương ứng với mức tăng về lượng do giá xuất khẩu gạo giảm.
Cộng dồn 8 tháng đầu năm đạt 2.288.381 tấn, trị giá 1,063 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 48,27% về lượng và tăng 33,17% về trị giá, chiếm 47,74% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Năm 2021, lượng gạo xuất sang Philippines đạt 2,45 triệu tấn, với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Nhận định về việc cường quốc xuất khẩu gạo Ấn Độ hạn chế lượng gạo xuất khẩu, ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nên bất kỳ động thái nào của họ về gạo cũng đều ảnh hưởng đến tình hình lương thực toàn cầu. Do vậy, sắp tới đây khả năng giá gạo trong nước sẽ tăng lên nhưng tăng lên mức độ nào còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất và thu hoạch từ nay đến cuối năm.
Năm 2022, VFA đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 – 6,5 triệu tấn gạo, 8 tháng đầu năm đã xuất khẩu hơn 4,7 triệu tấn gạo, trung bình mỗi tháng xuất khẩu được 600 ngàn tấn gạo. Còn 1,6 – 1,8 triệu tấn gạo sẽ chạm mục tiêu và chúng ta còn 4 tháng nữa để xuất khẩu, với đà xuất 600 ngàn tấn/tháng khả năng xuất khẩu gạo năm nay sẽ đạt và vượt kết hoạch. Tuy nhiên, con số cụ thể vẫn còn tùy vào năng suất sản xuất vụ Thu Đông, vụ Mùa ở phía Nam và tình hình gieo sạ của các tỉnh phía Bắc để cân đối sản lượng lương thực trong nước.
“Trong 8 tháng đầu năm 2022, cả nước đã xuất khẩu được hơn 4,7 triệu tấn gạo nếu theo kế hoạch xuất khẩu từ 6,3 đến 6,5 triệu tấn trong năm nay, và chúng ta còn đến 4 tháng để xuất khẩu nên khả năng xuất khẩu gạo sẽ đạt mục tiêu đề ra là hoàn toàn có thể”, Chủ tịch VFA nói.
Phiplippines có động thái gì khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo?
Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo có thể dẫn đến nguồn cung gạo trên toàn cầu giảm sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu tăng. Đặc biệt, những nước lâu nay mua nhiều gạo của Ấn Độ như Trung Đông và châu Phi sẽ quay sang mua gạo của Việt Nam và Thái Lan, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nước nhập khẩu gạo, vì khi nguồn cung khiến hiếm nhưng nhu cầu không giảm sẽ đẩy giá gạo tăng làm ảnh hưởng đến các nước nhập khẩu gạo lớn, như Philippines. Đây là điều mà Philippines đang lo ngại.
Ông Rosendo So, Chủ tịch của nhóm vận động hành lang nông nghiệp Samahang Industriya ng Agrikultura (SINAG) cho biết, dù Philippines chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ gạo từ Ấn Độ nên bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm nào của Ấn Độ sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Philippines, nhưng khi quốc gia này bắt đầu hạn chế xuất khẩu gạo có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực và tăng giá trên toàn cầu. Do vậy, Philippines cần phải chuẩn bị tăng cường sản xuất trong nước.
Tính từ đầu năm đến ngày 1/9/2022, nhập khẩu gạo Philippines đạt 2,725 triệu tấn, nhưng các lô hàng từ Ấn Độ chỉ đạt 8.802 tấn, chiếm khoảng 0,32%. Song, Philippines sẽ phải tự đảm bảo an ninh lương thực từ các sản phẩm gạo địa phương.
Dữ liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật cho thấy nhập khẩu gạo của Philippines từ Ấn Độ chỉ chiếm 0,0012% vào năm 2019, 0,52% vào năm 2020 và 0,11% vào năm 2021. Tuy nhiên, theo ông So nước này sẽ phải tự đảm bảo an ninh lương thực từ các sản phẩm gạo địa phương.
Cùng chung quan điểm, ông Raul Montemayor - Quản lý của Liên đoàn Nông dân Tự do (FFF) cho rằng lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ có thể gây ra những ảnh hưởng về tình hình cung cấp lương thực toàn cầu và tăng giá.
Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, lệnh cấm xuất khẩu từ Ấn Độ có thể làm gián đoạn nghiêm trọng tình hình cung ứng toàn cầu, dẫn đến giá quốc tế cao hơn, khiến Philippines có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong thương mại gạo với Việt Nam, nguồn nhập khẩu gạo hàng đầu của Phiplippines và là một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Năm ngoái, có đến 85% lượng gạo nhập khẩu của Philippines đến từ Việt Nam. Năm nay, Việt Nam đã cung cấp 81% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.
“Ngay cả giá xuất khẩu của Việt Nam, nơi chiếm tới 85% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines cũng sẽ tăng lên, vì các nước phụ thuộc vào Ấn Độ về gạo như Trung Đông và châu Phi giờ đây sẽ buộc phải cạnh tranh với chúng tôi để mua gạo từ các nhà cung cấp khác, như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, …”, ông Montemayor nói.
Philippines đang vào vụ thu hoạch chính từ tháng 9 đến tháng 12, nhưng với lệnh cấm nhập khẩu gạo của Ấn Độ và tác động của hạn hán đối với các nhà sản xuất gạo khác, Philippines nên tự bảo vệ mình bằng cách tăng cường sản xuất địa phương bằng cách hỗ trợ nông dân.
Năm ngoái, Philippies sản xuất kỷ lục 19,96 triệu tấn. Cơ quan Nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự kiến sản lượng gạo của Philippines sẽ không thay đổi trong năm 2022-2023.
BizLive