‘Nút thắt’ phía sau mã QR của gánh hàng rong
Ngân hàng số tuy đã được áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất và được cập nhật theo chu kỳ tháng hoặc quý nhưng đâu đó vẫn có những “nút thắt” khó có thể cởi bỏ trong ngắn hạn đó là hạ tầng công nghệ thông tin.
Ứng dụng ngân hàng số đã trở nên phổ biến và hiện diện quanh chúng ta từ các cửa hiệu sang trọng cho tới các gánh hàng rong, những mã QR nhỏ bé xuất hiện mọi nơi và là một kênh thanh toán hữu hiệu thay cho tiền mặt.
Thế nhưng ít người trong chúng ta có thể biết được rằng ẩn sau một mã QR tưởng chừng như đơn giản mà ai cũng có thể thiết kế và in ra trên mọi chất liệu ấy lại ẩn chứa những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất của nền công nghệ thông tin hiện nay.
Hạ tầng điện toán đám mây cho ngành tài chính nói đang có những “nút thắt” cần giải pháp.
3 ‘nút thắt’ với hạ tầng công nghệ thông tin của ngân hàng
Trở về quê trong dịp lễ 30/5-1/5 vừa qua, chị Mai Duyên không còn canh cánh chuyện phải đi cả chục cây số để tìm các cây ATM để rút tiền mặt phục vụ nhu cầu tiêu dùng mua sắm hàng ngày như các năm trước.
Thay vào đó từ việc chi trả cho những món tiền nhỏ nhất cũng được thanh toán một cách dễ dàng thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động và những mã QR được treo ở vị trí dễ nhìn của nhiều cửa hàng, từ tạp hóa cho tới quầy thịt, quầy rau….
“ Các cô, các bác ở quê cũng đều có tài khoản ngân hàng của riêng mình nên quét mã QR chuyển khoản đã trở thành ‘bình thường mới ”, chị Duyên chia sẻ.
Với hầu hết mọi người, chuyển đổi số ngành ngân hàng là một cụm từ “hàn lâm” và “chẳng liên quan tới mình”. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân sử dụng tiện ích từ ngân hàng số có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua.
Theo số lượng thống kê của các ngân hàng TOP đầu thì số lượng người dùng đã lên tới hàng chục triệu và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Bên cạnh thanh toán số, nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền, gửi/rút tiết kiệm đã được số hóa toàn diện.
Những ngân hàng đi đầu và đẩy mạnh chuyển đổi số cũng ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số. Trong khi đó, các ứng dụng ngân hàng số cũng đang ngày càng hoàn thiện.
Mọi giao dịch thông thường như mở tài khoản trực tuyến (thông qua giải pháp định danh khách hàng điện tử eKYC), gửi tiết kiệm, mở thẻ tín dụng, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn… đều đã có thể thực hiện qua ứng dụng. Thế nhưng, đó là những dịch vụ tiện ích mà khách hàng có thể nhìn thấy.
Còn đối với các ngân hàng để đảm bảo cho các hệ thống phần mềm vận hành trơn tru, thông suốt là cả một sự đầu tư và nỗ lực không ngừng, từ phần mềm, nhân sự vận hành và đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ thông tin cần đảm bảo các yếu tố như: có thể mở rộng và thu gọn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tối ưu về chi phí, thỏa mãn được các yêu cầu khắt khe nhất về an toàn thông tin và hỗ trợ những công nghệ của hiện tại và tương lai.
Đây là một trong những nút thắt đầu tiên và khó giải quyết nhất với không chỉ các ngân hàng tại Việt Nam mà còn là các ngân hàng trên thế giới. Là rào cản khiến cho đa phần các ngân hàng chưa thể đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ để mở rộng thị trường và phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.
Nút thắt thứ hai là việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thông tin ngày một chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn trước nguy cơ bị tội phạm mạng tấn công và khai thác hệ thống.
Với sự hiện diện của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như AWS, Google, Microsoft các nút thắt nêu trên đều cơ bản đã được giải quyết, nhưng vẫn chưa triệt để do các Big Tech đều chưa có Data Center tại Việt Nam để đáp ứng Nghị định số 53/2022 NĐ-CP về lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là yêu cầu cho khối ngân hàng.
Giải pháp Việt gỡ ‘nút thắt’ về hạ tầng chuyển đổi số cho ngân hàng Việt
Tại Việt Nam, hiện đã có rất nhiều đơn vị có khả năng cung cấp dịch vụ hạ tầng đám mây đáp ứng đa phần các yêu cầu của khối ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa có đơn vị nào có khả năng “làm chủ” một cách trọn vẹn hạ tầng đám mây (từ thiết kế, triển khai các cấu phần vật lý đến hệ thống phần mềm Cloud).
Vào tháng 10/2022 Tập đoàn Viettel ra mắt Viettel Cloud - hệ sinh thái điện toán đám mây “thuần Việt” đầu tiên của Việt Nam, cung cấp đầy đủ các dịch vụ đáp ứng đa phần các yêu cầu của khối ngân hàng.
“ Với tư tưởng Cloud Việt Nam sinh ra để phục vụ người Việt, với những sản phẩm, dịch vụ được ‘may đo’ theo thực tế vận hành, chi phí hợp lý, phù hợp các quy định pháp lý, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý, Viettel Cloud sẽ luôn là người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng trong quá trình chuyển đổi số” , đại diện Viettel Solutions (thành viên của Tập đoàn Viettel) khẳng định.
Thực tế, với vị thế là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nội địa hàng đầu tại Việt Nam, Viettel Solutions (công ty phát triển và phân phối các dịch vụ điện toán đám mây của Tập đoàn Viettel) có khả năng giải quyết nhiều “nút thắt” về hạ tầng đám mây mà nhiều ngân hàng đang gặp phải.
Viettel Solutions hiện có hạ tầng trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, gồm: 13 data center đạt chuẩn ANSI/TIA 942-B:2017 Rated 3 Constructed Facilities, quy mô 9.000 Rack, mặt sàn 60.000m2. Đi kèm với đó là dịch vụ kết nối siêu băng rộng với đường trục cáp quang lớn nhất khu vực Đông Dương cùng 5 tuyến cáp quang biển quốc tế.
Bên cạnh đó, Viettel Cloud có công nghệ bảo mật đạt chuẩn quốc tế với các chứng chỉ ISO, tiêu chuẩn bảo mật cho thương mại điện tử và là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ AICPA SOC1, 2, 3 của Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA).
Với đội ngũ chuyên gia vận hành chuyên nghiệp theo quy trình chuẩn quốc tế (ITIL), và hơn 500 nhân sự R&D về Cloud Computing, 300 kỹ sư về an toàn thông tin… Viettel Cloud luôn cam kết đồng hành, hỗ trợ khách hàng 24/7/365.
Nhịp sống thị trường