MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ở tuổi 50, đây là 7 bài học cuộc sống đáng quý người trẻ thường nghiệm ra quá muộn, đọc xong ai cũng thấm thía

21-05-2018 - 20:36 PM | Sống

Có những bài học cuộc sống mà con người không dễ nhận ra. Và điều đáng tiếc nhất là khi chúng ta nhận ra được thì cơ hội đã vụt mất. Tốt hơn hết là hãy học ngay lúc này, học từ những va vấp của những người đi trước.

Bài học 01: Nếu muốn "làm việc vì đam mê", bạn phải làm việc siêng năng gấp 3 lần những người khác

Phần lớn mọi người đều không dám làm điều mà mình thích. Thay vào đó, họ làm những gì họ được cho là nên làm, hoặc những gì cha mẹ, hàng xóm, bạn bè hoặc đồng nghiệp khuyên họ làm. Hoặc đơn giản bản thân họ chẳng có lấy một niềm đam mê nào để mà theo đuổi.

Nhưng nếu bạn muốn "làm những gì bạn thích", bạn cần coi đó là đặc quyền, không phải là một sự kỳ vọng.

Và nếu đó thật sự là những gì bạn muốn, thì hãy làm ngay đi.

Bài học 02: Đằng sau giận dữ luôn luôn là nỗi sợ hãi

Theo như Yoda uyên bác đã nói, “Nỗi sợ hãi là con đường dẫn tới bóng tối, sợ hãi dẫn đến giận dữ, giận dữ dẫn đến căm hờn, và lòng hận thù dẫn đến sự đau khổ”.

Mỗi khi chúng ta phải chịu đựng điều gì đó đau khổ, đặc biệt là trong một khoảng thời gian dài, lúc đầu chúng ta sẽ cho rằng nguyên nhân không phải tại bản thân mình mà là một yếu tố khác – điều mà ta ghét. Và rồi dần dần chúng ta thấy đằng sau sự căm ghét đó là một khối ấm ức đã kìm nén quá lâu.

Nhưng đằng sau của tất cả, luôn là sự sợ hãi. Sợ mất mát. Sợ bị tổn thương. Sợ phải rời bỏ.

Nhưng nếu bạn nhận ra nỗi sợ hãi đó, bạn sẽ tìm thấy đâu đó lòng trắc ẩn hiện hữu. Và bạn sẽ có thể vượt qua.

Ở tuổi 50, đây là 7 bài học cuộc sống đáng quý người trẻ thường nghiệm ra quá muộn, đọc xong ai cũng thấm thía - Ảnh 1.

Bài học 03: Những thói quen hàng ngày là tiền đề cho tương lai

Những điều bạn làm ngày hôm nay sẽ quyết định con người bạn trong tương lai

Khi một hành động được lặp đi lặp lai trong một tuần, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự thay đổi nhỏ. Khi hành động đó được lặp đi lặp lai 1 năm, hay 2 năm, hay 5 năm, bạn có thể sẽ không nhận ra bản thân mình nữa – bạn đã thay đổi hoàn toàn.

Vậy đừng đánh giá thấp sức mạnh của từng thói quen nhỏ, hãy lặp lại nó theo thời gian. Vì dù tốt hay xấu, thói quen đó sẽ quyết định con người bạn sau này của bạn đấy.

Bài học 04: Cảm xúc cũng nên được rèn luyện

Khi đề cập đến rèn luyện, chúng ta thường nhắc đến kỹ năng như chơi piano hay chơi bóng… Nhưng thực tế cảm xúc của bạn cũng nên được rèn luyện.

Bạn rèn luyện sự khiêm tốn, học cách tha thứ, rèn luyện tính tự giác hay khiếu hài hước, cũng như rèn luyện cảm xúc bực tức, oán giận, mâu thuẫn.

Về mặt cảm xúc, con người bạn là sự phản chiếu những gì bạn luyện tập một cách có nhận thức hoặc vô thức.

Bạn không buồn bã ngay từ khi sinh ra. Chỉ là vì bạn luyện thứ cảm xúc đó nhiều hơn loại cảm xúc vui vẻ mà thôi.

Bài học 05: Mỗi người đều có công việc riêng của mình

Mới nghe có vẻ đấy là một câu nói cổ hủ và thường được dùng trong những tình huống tiêu cực.

Tuy nhiên bạn cần biết rằng cuối mỗi ngày chúng ta cần dành thời gian cho bản thân

Ai trong chúng ta cũng đều có những giấc mơ, mục tiêu, nguyện vọng, gia đình, bạn bè, và những người quan trọng khác, và tất cả chúng ta đều có những nhu cầu cơ bản như nhau.

Dĩ nhiên, có những người bạn có thể tin tưởng, nhưng cách tốt nhất để khiến bản thân dễ chiu là hãy nhớ rằng mỗi người đều có công việc của riêng mình. Và bạn đừng cố tìm cách kiểm soát người khác.

Bạn không thể đòi hỏi ai đó đặt bạn lên trước bản thân họ. Có thể bạn sẽ làm như vậy được một hai lần, nhưng cuối cùng sự thật cũng sẽ phải phơi bày.

Thay vì kiểm soát người khác, hãy giúp đỡ họ thực hiện mục tiêu của họ, đồng thời nhờ họ giúp đỡ bạn thực hiện mục tiêu của mình.

Đó là cách để duy trì các mối quan hệ theo chiều hướng tích cực.

Ở tuổi 50, đây là 7 bài học cuộc sống đáng quý người trẻ thường nghiệm ra quá muộn, đọc xong ai cũng thấm thía - Ảnh 2.

Bài học 06: Quá trình bao giờ cũng làm bạn thỏa mãn hơn là thành tích

Lập mục tiêu và cho người khác nhìn thấy thành quả là một chuyện. Hy sinh hạnh phúc của bạn, của những người xung quanh cho mục tiêu và thành quả đó thì lại là chuyện khác.

Nếu không thể cùng mọi người tận hưởng niềm vui của hành trình thì thành quả cuối cùng cũng trở nên vô nghĩa.

Bài học 07: Luôn mỉm cười ngay cả khi làm việc

Nhiều người thường cho rằng phải không cười mới được cho là làm việc nghiêm túc. Nhưng họ không biết rằng những khi vui vẻ, thư giãn chúng ta mới nảy ra được những ý tưởng hay ho.

Sự kết nối giữa người với người bắt đầu từ những tiếng cười, và cười khi đang làm việc, khi đang giải quyết vấn đề sẽ đem lại cho bạn những ý tưởng mới.

Nhiều người không học được điều đó, và họ trở nên gắt gỏng, cổ hủ.

Nhưng sống là phải có niềm vui. Và vui không có nghĩa là không làm được việc. Trái lại bạn có thể vừa vui vẻ, vừa làm được nhiều hơn bạn nghĩ.

Theo An Chi

Trí thức trẻ

Trở lên trên