Ở tuổi trung niên, ngoài chuyện sinh tử ra, tất cả đều là những chuyện tầm thường
Vậy nên, đừng coi sự bận rộn là điều cần thiết và đừng coi sức khỏe là điều hiển nhiên. Nếu mệt thì nghỉ, thấy khó chịu thì nhẩn nha làm, ốm thì đừng cố.
- 05-10-2020Cảm lạnh là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải hàng năm nhưng không có cách chữa: Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra dấu hiệu bệnh chuyển nặng, cần đến bệnh viện ngay
- 30-09-2020Chất lượng không khí Hà Nội xấu đi, rất có hại cho sức khỏe: Bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhấn mạnh 1 thói quen giúp hạn chế tác động của ô nhiễm
- 26-09-2020Các bệnh đường hô hấp có biến chứng rất nguy hiểm: Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra dấu hiệu bạn cần đi khám ngay!
Mạnh Phi, người dẫn chương trình của đài truyền hình Trung Quốc mới nhập viện hồi tháng trước. Anh ấy xanh xao trong bộ đồ bệnh viện, mặc dù trông anh vẫn lạc quan yêu đời, nhưng một khi đã nằm viện thì đó không phải là một điều tốt lành.
Cư dân mạng không khỏi ngạc nhiên khi mà mấy hôm trước anh ấy còn đi du lịch xuyên quốc gia, sao giờ lại phải nhập viện? Có chuyện gì vậy?
Mặc dù sau đó Mạnh Phi đã giải thích rằng anh ấy vẫn ổn. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng, khi một người bước vào tuổi trung niên, cơ thể đã bắt đầu xuống dốc. Nếu không cẩn thận, sức khỏe sẽ trở thành một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Đừng để ngã bệnh, điều đó quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
01
Một nhà kinh tế đã ví von thế này: Cơ thể bạn là số 1, trong khi của cải, danh tiếng, địa vị ... những điều kiện bên ngoài này đều là số 0. Nếu không có nền tảng sức khỏe thì cuối cùng chỉ có thể trắng tay. Và không có bất kỳ ai là ngoại lệ.
Gần đây, những bức ảnh của Ngô Ngạn Tổ xuất hiện tràn lan trên mạng, cư dân mạng thực sự bị sốc. Tại sao nam thần một thời lại thay đổi nhiều như vậy? Thì ra cuối năm ngoái anh nhập viện và suýt chết vì mổ ruột thừa.
Từ một mỹ nam với cơ bụng sáu múi đáng ghen tị, giờ anh chẳng khác nào một ông chú trung niên với nhan sắc xuống cấp trầm trọng; chỉ một lần nhập viện mà anh đã sút tận 18 cân. Điều đáng nói là, cơ thể anh không ngừng phát ra tín hiệu cầu cứu, vậy mà anh vẫn tưởng chỉ là ngộ độc thực phẩm, phải 3 ngày sau mới đến bệnh viện khám.
Sự việc này khiến anh nhận ra mình không được khỏe và phải đi chữa trị kịp thời.
Cuộc sống đôi khi sẽ không chịu nổi bất kỳ một đả kích nào, và những giây phút vô tâm của bạn bây giờ sẽ âm thầm gieo mầm bất an cho cơ thể bạn sau này.
Vậy nên, đừng coi sự bận rộn là điều cần thiết và đừng coi sức khỏe là điều hiển nhiên.
Nếu mệt thì nghỉ, thấy khó chịu thì nhẩn nha làm, ốm thì đừng cố.
02
Nhà triết học người Hà Lan Spinoza từng nói: "Giữ gìn sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người". Tuy nhiên, sức khỏe lại chưa bao giờ nằm trong danh sách những trách nhiệm của người trung niên.
Có người nói rằng: Bước vào tuổi trung niên, trên có người già, dưới có trẻ nhỏ, dưới áp lực của cuộc sống, một phút nghỉ ngơi còn không có, chứ nói gì đến sức khỏe, chăm sóc cơ thể thật là xa xỉ quá đi!
Bận một chút, mệt một tí đều có thể cầm cự được, nếu không cầm được thì có thể uống thuốc giảm đau để tiếp tục, đây dường như là chân dung phản chiếu cuộc sống tuổi trung niên của rất nhiều người.
Tuy nhiên, dường như chúng ta đã quên rằng chúng ta không phải là người máy, cũng chẳng phải là siêu nhân; đến phút cuối cùng khi đã thực sự kiệt sức thì tất cả những trách nhiệm ấy đều không đủ nặng khi đối mặt với tình trạng sức khỏe.
Tôi có một người bạn thân là lập trình viên, mới hơn 38 tuổi và là trụ cột của gia đình.
Lập trình viên vốn dĩ là một công việc áp lực, thường xuyên thức khuya làm thêm. Hiện tại anh ấy đã có hai đứa con nhỏ. Tiền thế chấp nhà, tiền vay mua xe, tiền sữa bột cho con, áp lực gia đình và cường độ làm việc cao dường như khiến anh không thể chăm sóc cho bản thân.
Vào một ngày nọ, sáng sớm sau khi tăng ca, vừa bước ra khỏi cửa công ty, mắt anh chợt tối sầm, tim đập loạn nhịp. Anh ấy kể lại với tôi rằng, lúc đó anh ấy cảm thấy mình chắc chắn sắp chết.
Nhưng anh tự phản bác lại chính mình: Tôi không thể chết được. Tôi là trụ cột của gia đình, tôi chết rồi, gia đình tôi phải làm sao?
Sau đó, anh ngồi xổm trên mặt đất gần nửa giờ trước khi các triệu chứng của anh thuyên giảm.
Vì vậy, vào cái tuổi trung niên không dám bệnh, không dám chết. Thật chẳng sai tí nào.
Trước đây tôi có đọc một bài báo, một bà mẹ 42 tuổi lên cơn đau tim đột ngột phải chuyển đi cấp cứu. Sau đó, cô ấy được phát hiện là nhồi máu cơ tim cấp, tắc nghẽn động mạch và các bệnh khác. Cô ấy phải nằm viện 75 ngày và trải qua 72 ngày trong ICU. Để cứu cô, gia đình đã bán hai căn nhà được hơn 2 tỷ. Nhưng cuối cùng cô ấy vẫn ra đi.
Họ sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của mình để cứu cô, nhưng thần chết sẽ không mảy may thương xót cho điều đó.
Hóa đơn viện phí như một lời nhắc nhở rằng, nó chính là lý do khiến mọi người trong gia đình phải chia lìa.
Con người ta đôi khi thật bất lực. Chúng ta cố gắng hết sức để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho gia đình, nhưng cuộc sống dù có tốt đến đâu, tiền có nhiều đến mấy đều không thể vượt qua một trận ốm thập tử nhất sinh.
Đối với những gia đình bình thường, một người trong nhà mắc trọng bệnh thì coi như gia đình ấy sụp đổ hoàn toàn.
Khi một người bị bệnh, sẽ hệ lụy đến cả gia đình.
Bệnh tật ốm đau không chỉ tổn thất về tiền bạc, mà ngay cả cuộc sống của các thành viên trong gia đình cũng bị o ép.
Hãy chăm sóc bản thân thật tốt, đừng để những người thân của mình phải đơn độc bước tiếp con đường tương lai mà không có ai dựa vào.
03
Người ta nói năm 2020 là một năm thực sự khó khăn, đã hơn 8 tháng trôi qua mà tưởng như vừa trải qua một cuộc đời.
Tôi thường xuyên cập nhật tin tức về tình hình dịch bệnh. Cứ sau 18 giây, lại có một người chết. Tôi chợt giật mình, mồ hôi lạnh ứa ra.
Tôi còn nhớ đợt bùng phát dịch hồi đầu năm, quê ở Hà Nội, tôi bị nhốt ở nhà và liên tục đo nhiệt độ hàng ngày, nghe báo mạng về dịch bệnh, cảnh sinh tử như cận kề với tôi.
Ngay lúc đó, tôi nhìn thấy cái chết, và tôi thực sự sợ chết.
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác đứng trên bờ vực mong manh giữa sự sống và cái chết; tôi biết ơn số phận, và cũng biết ơn chính mình vì đã tập thể dục hàng ngày và đeo khẩu trang.
Trận dịch năm nay thực sự đã dạy chúng ta quá nhiều điều, trân trọng cuộc sống, trân trọng hiện tại và trân trọng sức khỏe.
Chúng ta có nhiều lắm là 70 năm để sống, phần đời còn lại của chúng ta thực sự không dài, vì vậy phải học cách đối xử tử tế với bản thân và hiểu rằng sức khỏe là vô giá.
Ngay từ bây giờ hãy tập ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi sớm, ít uống rượu, ít hút thuốc lá, giữ một cơ thể khỏe mạnh cho mình và những người bạn yêu thương.
Trí Thức Trẻ