ỔN ĐỊNH không có nghĩa là bạn chỉ ăn cơm từ 1 nồi duy nhất, mà đủ năng lực để đi bất cứ đâu cũng có cơm ăn
Kẻ mạnh thực sự vốn không cần ổn định từ môi trường bên ngoài. Cái họ thực sự cần là sự ổn định từ chính năng lực bên trong. Giống như con sư tử có bản năng sinh tồn, khi được thả ở vùng trời nào, nó cũng trở thành bá chủ một phương.
- 13-03-2020Chỉ khi lâm vào túng quẫn khủng hoảng, tôi mới nhận ra: Tuổi 25, cần bỏ thói tiêu xài không tính toán và học cách tiết kiệm tiền ngay
- 08-03-2020Khi ta nghèo, tất cả những gì ta lo lắng chỉ đơn giản là TIỀN: Thế giới của người trưởng thành không bao giờ có lựa chọn dễ dàng!
- 18-02-2020Ông trùm Foxconn Đài Loan: Trưởng thành rồi phải nhớ lấy 3 phẩm chất chỉ "thức tỉnh" ở người thành công
01.
Tại sao nhiều người thích theo đuổi một công việc ổn định?
Rõ ràng, sự ổn định có thể mang lại cho người ta cảm giác an toàn.
Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, muốn làm việc ở một nơi ổn định duy nhất từ đầu cho tới lúc nghỉ hưu là một việc gần như bất khả thi.
Thống kê đã chỉ ra rằng, tuổi thọ trung bình của những công ty top 500 thế giới là 40 - 42 năm, của những công ty top 1.000 thế giới là 30 năm, còn những công ty lớn khác có thể tồn tại từ 7 - 15 năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí chỉ đạt con số trung bình là 2.97 năm.
Có thể thấy, thời gian lao động của chúng ta vượt xa tuổi thọ trung bình của một doanh nghiệp, trừ những công ty hàng đầu thế giới.
Dữ liệu trước đây do Bloomberg News công bố cho thấy: Năm 2019, hơn 50 ngân hàng trên thế giới đã tuyên bố cắt giảm nhân sự, tổng số lượng nhân viên bị sa thải theo kế hoạch là 77.780, con số cao nhất kể từ năm 2015.
Tại nền kinh tế mạnh mẽ trên thị trường châu Á như Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2019, sáu ngân hàng quốc doanh sẽ giảm 34.000 lao động, vượt đáng kể so với tổng số 28.000 của cả năm 2018.
Bên cạnh đó, kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo mở ra cũng đồng nghĩa với việc robot cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của người lao động. Một cuộc khảo sát được tổ chức bởi Viện Chiến lược phát triển chất lượng của Đại học Vũ Hán đã đưa ra kết quả: Trong năm năm tới, máy móc và robot sẽ thay thế gần 5% lao động của Trung Quốc.
Những sự thật này đang gián tiếp nói lên rằng: Chẳng còn công việc nào trên thế giới hoàn toàn ổn định nữa.
Thống kê đã chỉ ra rằng, tuổi thọ trung bình của những công ty top 500 thế giới là 40 - 42 năm, của những công ty top 1.000 thế giới là 30 năm, còn những công ty lớn khác có thể tồn tại từ 7 - 15 năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí chỉ đạt con số trung bình là 2.97 năm.
02.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, cộng thêm những biến động không lường của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia đã đánh giá rằng, môi trường kinh doanh đang trở thành kỷ nguyên VUCA.
Trong đó:
V là Volatility (biến động)
U là Uncertainty (không chắc chắn)
C là Complexity (phức tạp)
A là Ambiguity (mơ hồ)
Cả bốn đặc điểm này đều có một điểm chung, đó là sự mất ổn định. Thế giới sẽ có ngày càng nhiều sự thay đổi lớn và tương lai hầu như không thể dự đoán được.
Giống như cách mà tập đoàn Tencent đã trả lời trong một buổi phỏng vấn: Trước nay, họ chỉ lập kế hoạch trong thời hạn 3 năm. Vì tương lai 3 năm sau là điều mà chẳng ai có thể dự đoán được.
Trong hoàn cảnh như vậy, một công việc ổn định lại càng trở thành hy vọng có phần hão huyền.
03.
Thay vì đi tìm sự ổn định ở môi trường bên ngoài, ngày nay, người ta tìm được chìa khóa cho sự ổn định từ chính năng lực của bản thân. Bí quyết ở đây là nâng cao năng lực đối phó với những điều mang tính không ổn định.
Thói quen của đại đa số chúng ta khi đối mặt với những điều mang tính không ổn định là né tránh hoặc lùi bước. Do đó, họ lựa chọn một vùng an toàn cho riêng bản thân rồi an vị ở đó.
Thế nhưng, cách tiếp cận này lại vô hình chung đẩy bạn vào tình thế nguy hiểm hơn gấp bội. Vì môi trường xung quanh biến đổi, vùng an toàn cũng sẽ ngày một thu hẹp, thậm chí còn đánh mất tính an toàn ban đầu, bạn sẽ trở thành con cá bị mắc kẹt trong chính vũng ao tù của nó.
Để đối phó với sự không ổn định của cuộc sống, trước tiên, bạn phải học cách chấp nhận và đối mặt với chính những thay đổi bất định đó.
Nhà làm phim nổi tiếng người Nhật, "cha đẻ của Ghibli" Miyazaki Hayao từng nói về quá trình sáng tạo của mình như sau: “Khi bắt đầu quay một bộ phim nào đó, tôi không bao giờ đưa ra một kết thúc chính xác cho câu chuyện của mình. Bản thân tôi sẽ không thể biết được câu chuyện đó sẽ đi về đâu. Chỉ có chính câu chuyện dẫn tôi về phía kết thúc, lựa chọn duy nhất của tôi ở đó là phục tùng. Tôi không làm phim, mà tự những thước phim hoàn thành chính mình”.
Quả thật, thay vì cố gắng tránh những điều thay đổi, hãy học cách chấp nhận nó và thích nghi với sự phát triển về sau.
Nhìn vào thực tế, một số công việc tưởng chừng có vẻ ổn định nhưng thực sự rất mong manh. Chúng không chỉ khiến mọi người mất khả năng “phản yếu ớt”, mà thậm chí mài mòn cả năng lực đối phó cơ bản của họ.
Trong cuốn sách “Anti-Fragility” - Thăng hoa trong hỗn loạn, tác giả Nassim Taleb đã khẳng định: sự đối nghịch của sự mong manh không phải là mạnh mẽ, mà là chống lại sự mong manh .Trái ngược với “yếu ớt” không phải là “kiên cường”, mà thực chất là “phản yếu ớt”.
Nói một cách đơn giản, khi xảy ra một thay đổi lớn mà người ta không lường trước được, người nào “yếu ớt” sẽ không xoay sở kịp và rất dễ chịu thiệt hại từ sự hỗn loạn đó. Cố gắng dự đoán những tình huống này trước khi chúng xảy ra là không cần thiết và cũng gần như khó thực hiện. Do vậy, việc né tránh gần như bất khả thi.
Nhưng nếu chúng ta trở thành người “phản yếu ớt”, tìm cách chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, ta sẽ không phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự hỗn loạn bất ngờ, mà ngược lại hưởng lợi từ chúng.
Nhìn vào thực tế, một số công việc tưởng chừng có vẻ ổn định nhưng thực sự rất mong manh. Chúng không chỉ khiến mọi người mất khả năng “phản yếu ớt”, mà thậm chí mài mòn cả năng lực đối phó cơ bản của họ.
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một ngân hàng tồn tại cả trăm năm như Lehman Brothers đã phải đóng cửa vì phân bổ toàn bộ nguồn lực vào một nhân tố duy nhất. Còn Goldman Sachs, nhờ phương thức phân bổ cân bằng hơn, họ còn nhanh chóng kiếm lời từ trong quá trình này.
Thông qua đó, chúng ta hiểu được đạo lý cổ nhân đã dạy từ xa xưa: “Đừng bao giờ để toàn bộ trứng trong một giỏ.” Để giảm thiểu tổn thất từ những biến động bất ngờ, hãy luôn chuẩn bị những dự phòng cần thiết.
Chúng ta không cần thay đổi trọng tâm công việc của mình thường xuyên, nhưng cần cô đọng năng lực của bản thân như một chiếc USB. Cho dù thay đổi môi trường máy tính nào, bạn vẫn có thể cắm nó vào, trích xuất dữ liệu, rồi hoạt động bình thường.
Sự ổn định thực sự có nghĩa là, bạn đủ năng lực để đi bất cứ đâu cũng có cơm ăn, đặt vào môi trường nào cũng phát huy được giá trị của mình.
Chỉ có kẻ yếu mới sợ thay đổi, và kẻ mạnh sẽ luôn học cách thích nghi.