MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông cụ trả hết khoản vay 3,7 tỷ đồng, 21 năm sau vẫn bị ngân hàng "đòi nợ" liền đưa ra 1 tờ giấy: Đối phương phải cúi đầu xin lỗi

20-03-2024 - 15:19 PM | Sống

Ông cụ trả hết khoản vay 3,7 tỷ đồng, 21 năm sau vẫn bị ngân hàng "đòi nợ" liền đưa ra 1 tờ giấy: Đối phương phải cúi đầu xin lỗi

Cứ ngỡ đã giải quyết xong nợ nần từ 21 năm trước, ông cụ Trung Quốc ngỡ ngàng khi bị tòa án gửi giấy triệu tập vì mãi chưa trả nợ cho ngân hàng.

Năm 2010,  ông Tô ở Bắc Cảng, huyện Văn Lâm, Đài Loan, Trung Quốc bỗng nhận được được giấy triệu tập của tòa án địa phương. Theo thông tin từ tòa án, ngân hàng Đài Bắc tố cáo ông Tô còn nợ đơn vị này 1,1 triệu NDT (hơn 3,7 tỷ đồng) nhưng đã nhiều năm trôi qua không thấy trả nợ. Điều này khiến ông Tô rất hoang mang. Ông cụ này khẳng định bản thân không hề có bất cứ khoản nợ nào như thế. Vậy sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?

Theo những thông tin điều tra được của phía cảnh sát và tòa án huyện Văn Lâm, cách thời điểm đó hơn hai thập kỷ, ông Tô đã cho công ty của người anh họ “mượn” giấy tờ đất để thế chấp vay tiền. Không may, công việc làm ăn của công ty này không khả quan và cuối cùng đã phá sản, kéo theo việc 3 thửa đất ông Tô đứng tên cũng bị tịch thu. Ngoài ra, ông cụ này còn phải đứng ra trả hơn 1,1 triệu NDT tiền nợ ngân hàng cho người anh của mình.

Mọi chuyện tưởng chừng đã được giải quyết ổn thỏa thì 21 năm sau - tức năm 2010, ông Tô bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án địa phương liên quan đến khoản nợ 1,1 triệu NDT với ngân hàng. Theo đó, phía ngân hàng này đã đệ đơn kiện để “nhờ” tòa án huyện Văn Lâm “đòi nợ” giúp vì cho rằng ông cụ này chưa trả tiền cho mình.

Ông cụ trả hết khoản vay 3,7 tỷ đồng, 21 năm sau vẫn bị ngân hàng

Ông Tô kiểm tra giấy tờ đất. Ảnh : News.ebc.net

Trước tòa, ông Tô tỏ ra vô tức giận: “Thật vô lý, họ yêu cầu tôi trả nợ nhưng số tiền 1,1 triệu NDT đó tôi đã trả xong 21 năm trước!”

Nói xong, ông cụ này đưa ra một tờ giấy biên lai đã nhàu nát, cũ kỹ rồi trình lên tòa. Tuy chữ viết trên tờ giấy đã mờ đi rất nhiều, nhưng thẩm phán vẫn có thể nhìn rõ nội dung của nó. Theo tờ biên lai này, vào ngày 14 tháng 1 năm 1989,  ông Tô đã thanh toán toàn bộ số nợ của mình là 1,1 triệu NDT, trong đó có số nợ gốc là 800.000 NDT cộng với 300.000 NDT tiền lãi. Ở góc dưới bên trái của tờ biên lai còn có con dấu ngân hàng Đài Bắc nhằm xác nhận tính xác thực của tờ giấy biên lai này.

Trước chứng cứ mà ông Tô đưa ra, đại diện ngân hàng Đài Bắc tỏ ra rất bối rối. Người này cho biết có thể nguyên nhân là do nhiều năm trước, ngân hàng này đã ủy thác cho một công ty quản lý tài sản thu hồi các khoản nợ liên quan. Tuy nhiên do một số thông tin thiếu sót nên đã xảy ra tình huống bất hợp lý này.

Lúc này, ông Tô vẫn không giấu nổi sự bức xúc của mình mà nói: “Nếu như tôi không giữ lại tờ biên lai đã trả nợ nhiều năm về trước, thì bây giờ tôi đã bị kết tội oan rồi sao!”

Thấy tình hình hai bên nguyên cáo và bị cáo rất căng thẳng, luật sư của ông Tô cho biết nếu trường hợp này xảy ra do sai sót của phía ngân hàng, ông Tô có thể nộp đơn khiếu nại lên tòa. Nhận ra sai lầm đến từ bên mình, đại diện ngân hàng sau đó cũng đã thành tâm xin bồi thường và giải quyết những rắc rối mà vụ kiện này gây ra cho ông Tô. Đồng thời, đại diện ngân hàng và nhiều nhân viên khác sau đó cũng đã đích thân đến gặp ông Tô để xin lỗi về sự việc hy hữu này.

Qua câu chuyện này, có thể thấy các ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính cần có trách nhiệm làm rõ các khoản vay và tiến hành “xóa nợ” cho người dân khi họ đã thanh toán xong khoản vay. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên cẩn trọng giữ lại biên lai thanh toán các khoản nợ để tránh những rắc rối hy hữu như trường hợp của ông Tô nói trên. Có như vậy, họ mới có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua các biện pháp pháp lý và tìm kiếm giải pháp pháp lý từ các cơ quan pháp luật.

(Theo News.ebc.net)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên